I. KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP BÙNG NỔ
1. Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta
- Sau Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, Pháp vẫn đẩy mạnh chuẩn bị xâm lược Việt Nam lần hai.
+ Ngày 6/3/1946, Pháp tiến công các phòng tuyến của ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
+ Tháng 11/1946, Pháp khiêu khích ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.
+ Ở Hà Nội, Pháp nổ súng, đốt nhà Thông tin, chiếm đóng Bộ tài chính, tàn sát đẫm máu ở phố hàng Bún, Yên Ninh.
- Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu để Pháp giữ gìn trật tự ở Hà Nội, nếu không, chậm nhất sáng 20/12/1946, chúng sẽ hành động.
2. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng
a, Hoàn cảnh
- Ngày 12/12/1946 Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
- Ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị bất thường Trung ương Đảng tại Vạn Phúc - Hà Đông quyết định phát động cả nước kháng chiến.
- 20 giờ ngày 19/12/1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cả thành phố mất điện là tín hiệu tiến công. Hồ Chủ tịch ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.
b, Nội dung cơ bản
- Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng được thể hiện qua 3 văn kiện:
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946).
+ Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946).
+ Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi (9/1947).
- Trên đây là những văn liện lịch sử về đường lối kháng chiến, nêu rõ tính chất, mục đích, nội dung và phương châm của cuộc kháng chiến chống Pháp: kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
c, Ý nghĩa
- Thấm nhuần tư tưởng chiến tranh nhân dân, mang tính chất chính nghĩa nên được nhân dân ủng hộ.
- Là ngọn cờ đoàn kết, động viên toàn dân đánh thắng kẻ thù xâm lược.
PHÂN TÍCH ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
- Kháng chiến toàn dân: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên chống thực dân Pháp cứu tổ quốc”. Vì lợi ích toàn dân và phải do toàn dân tiến hành.
- Kháng chiến toàn diện: Trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hoá. Mặt khác ta vừa kháng chiến vừa kiến quốc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân nên phải kháng chiến toàn diện.
- Tự lực cánh sinh: dựa vào sức mạnh nhân dân, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế
- Kháng chiến trường kỳ: Theo 3 giai đoạn: Phòng ngự, cầm cự và tổng phản công. Địch mạnh hơn ta, nên ta phải trường kỳ thì mới phát huy được những thuận lợi, khắc phục những hạn chế của ta. Lực ta còn yếu, địch đang rất mạnh nên ta phải đánh lâu dài để tiêu hao sinh lực địch, phát triển dần lực lượng của ta, đến lúc ta sẽ mạnh hơn và đánh bại kẻ thù.
- Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế: đoàn kết với nhân dân các nước thuộc địa trên thế giới và sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước Xã hội chủ nghĩa anh em.