I. Bảng tổng hợp kiến thức về Cách đọc đuôi s,es
II. Âm /s/ trong từ có đuôi s/es
1. Cách phát âm /s/
Hai môi hơi mở ra, đầu lưỡi đưa lên gần nướu răng trên. không khí thoát ra ngoài qua khe hở giữa răng trên và lưỡi, tạo thành âm xát. /s/ là phụ âm vô thanh, dây thanh âm không rung
2. Phát âm/s/ với từ có đuôi -s/es
Phát âm là /s/ khi từ có tận cùng phát âm là /p/, /k/, /t/, /f/, /θ/ (tương tự là các từ có chữ cái là -p, -k, -t, -f, -th)
Ví dụ:
laugh /lɑːf/ => laughs /lɑːfs/
III. Âm /ɪz/ trong từ có đuôi s/es
1. Cách phát âm /iz/
Âm /iz/ là sự kết hợp của âm /i/ và âm /z/
Khi phát âm /i/, lưỡi đưa hướng lên trên và ra phía trước, khoảng cách môi trên và dưới hẹp, mở rộng miệng sang 2 bên (như cách phát âm chữ cái “i” trong tiếng Việt nhưng ngắn hơn).
Khi phát âm /z/, vị trí lưỡi và hình miệng hoàn toàn giống với khi phát âm /s/, /z/ là phụ âm hữu thanh, dây thanh âm rung khi phát âm.
Chú ý ta phải phát âm 2 âm này liên mạch trong đó âm /i/ là âm lướt rất nhanh.
2. Quy tắc đọc đuôi –e,es là /iz/
Khi từ có tận cùng là các âm /s/, /z/, /∫/, /t∫/, /ʒ/, /dʒ/ (thường có tận cùng là các chữ cái ce, x, z, sh, ch, s, ge)
Ví dụ:
IV. Âm /z/ trong từ có đuôi s/es
1. Cách phát âm /z/
Khi phát âm /z/, vị trí lưỡi và hình miệng hoàn toàn giống với khi phát âm /s/, /z/ là phụ âm hữu thanh, dây thanh âm rung khi phát âm.
2. Phát âm /z/ với từ có đuôi s/es
Phát âm /z/ khi từ có tận cùng phát âm là /b/, /g/, /d/, /ð/, /v/, /l/, /r/, /m/, /n/, / ŋ/ (tương tự là các từ có chữ cái tận cùng là –b, -g, -d, -th, - v, -l, -r, -m, -n, -ng)
Ví dụ: