I. Kiến thức cần nhớ
• Mét là một đơn vị đo độ dài.
• Mét viết tắt là m.
• 1 m = 10 dm ; 10 dm = 1 m
1 m = 100 cm ; 100 cm = 1 m.
II. Dạng toán: Đổi các số đo độ dài từ đơn vị m sang đơn vị dm hoặc cm; hoặc từ đơn vị dm, cm sang đơn vị m.
Áp dụng kiến thức:
1 m = 10 dm ; 10 dm = 1 m
1 m = 100 cm ; 100 cm = 1 m.
Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
1 m = … dm 2 m = ... dm 90 dm = ... m
1 m = … cm 6 m = ... cm 700 cm = ... m
Giải:
1 m = 10 dm 2m = 20 dm 90 dm = 9 m
1 m = 100 cm 6m = 600 cm 700 cm = 7 m
III. Dạng toán: Thực hiện phép tính với các đơn vị đo độ dài
- Đổi các số về cùng một đơn vị đo (dạng 2)
- Thực hiện phép toán với các số và giữ nguyên đơn vị ở kết quả.
Ví dụ: Tính:
a) 5 m + 9 m
b) 40 m – 13 m
c) 35 m + 49 m – 22 m
Giải:
a) 5 m + 9 m = 14 m
b) 40 m – 13 m = 27 m
c) 35 m + 49 m – 22 m = 84 m – 22 m = 62 m
IV. Dạng toán: Chọn số đo độ dài thích hợp với mỗi đồ vật/ vật, ... trong thực tế
Ví dụ: Chọn số đo thích hợp.
Tháp Rùa ở hồ Hoàn Kiếm cao khoảng:
A. 9 cm B. 9 dm C. 9 m
Giải:
Tháp Rùa ở hồ Hoàn Kiếm cao khoảng 9 m.
Chọn đáp án C.
V. Dạng toán: Giải toán có lời văn
- Đọc và phân tích đề bài.
- Tìm cách giải cho bài toán.
- Trình bày lời giải.
- Kiểm tra lại cách giải và kết quả của bài toán.
Ví dụ: Cây dừa cao 8 m, cây thông cao hơn cây dừa 4m. Hỏi cây thông cao bao nhiêu mét?
Giải
Cây thông cao số mét là:
8 + 4 = 12 (m)
Đáp số: 12 m.