I. Nho giáo
- Từ thời Hán, Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến, Nho giáo chủ trương dùng đạo đức để cai trị và duy trì trật tự xã hội
- Từ thời Đường trở đi,việc tổ chức các khoa thi tuyển chọn quan lại đều lấy nội dung trong sáh của Nho giáo làm đề thi. Vị trí của Nho giáo ngày càng được củng cố.
II. Văn học, sử học
- Văn học đạt được nhiều thành tựu ở các thể loại: thơ, kịch, phú, tiểu thuyết.
- Thơ Đường đươch coi là đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc, có giá trị lớn về nghệ thuật và hiện thực.
- Tiểu thuyết ra đời từ thời Nguyên và đạt đỉnh cao ở thời Minh-Thanh, trong đó có 4 tác phẩm được coi là tứ đại danh tác của Trung Quốc: Thủy hử, Tam quốc diễn nghĩa, Tây du kí và Hồng lâu mộng.
III. Kiến trúc, điêu khắc, hội họa
- Nghệ thuật của Trung Quốc thời phong kiến đạt đến trình độ cao với phong cách độc đáp về kiến trúc, điêu khắc, hội họa và thư pháp.
- Kiến trúc có ba loại: Kiến trúc cung điện, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc lăng tẩm.
- Nghệ thuật điêu khắc, phong phú về đề tài và chất liệu, trong đó tiêu biểu nhất phải kẻ đến tương Phật nghìn mắt nghìn tay và tương Phật tọa trên núi Lạc Sơn.
- Về hội họa, nổi tiếng nhất là tranh thủy mặc.