I. Quá trình hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á
- Thế kỉ X, lịch sử khu vực mở đầu với sự kiện nhà nước độc lập của người Việt được thành lập.
- Ở In-đô-nê-xi-a, đến cuối thế kỉ XIII dòng vua Gia-va mạnh lên, đã chinh phục được Xu-ma-tơ-ra, thống nhất In-đô-nê-xi-a dưới Vương triều Mô-giô-pa-hít hùng mạnh trong 3 thế kỉ (1213- 1527), bao gồm hơn 10 nước nhỏ và đảo phụ thuộc, có “sản phẩm quý, đứng hàng thứ hai sau A-rập”.
- Bán đảo Đông Dương có Đại Việt, Cham-pa, Vương quốc Cam-pu-chia dưới thời kì Ăng-co, quốc gia Pa-gan ở miền Trung đã mạnh lên, chinh phục các tiểu quốc gia khác, thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Mi-an-ma.
- Người Thái ở thượng nguồn sông Mê Công di cư xuống phía nam lập ra Su-khô-thay (Thái Lan) ở lưu vực sông Mê-nam; và Lan Xang (Lào) ở trung lưu sông Mê - Công.
- Đây cũng là giai đoạn kinh tế phát triển thịnh vượng, cùng với sự phát triển văn hóa riêng biệt, đóng góp vào kho tàng văn hóa chung của loài người.
II. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu
- Tôn giáo:
+ Phật giáo phát triển rực rỡ ở vương quốc Pa-gan (Mi-an-ma), Đại Việt, các vương quốc nói tiếng Thái và Cam-pu-chia
+ Thế kỉ XIII, Hồi giáo bắt đầu du nhập vào Đông Nam Á và trở thành quốc giáo của một số quốc gia vùng hải đảo.
- Chữ viết sớm xuất hiện, tạo cơ sở cho sự phát triển của văn học, sử học.
- Văn học, sử học có nhiều tác phẩm nổi tiếng như:
+ Đám cưới A-rơ-giu-na của nhà thơ Kan-va (người Java), thế kỉ XI
+ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu thế kỉ XIII
+ Sử thi Na-ga-ra-kri-ta-ga-ma của Mô-giô-pa-hit, thế kỉ XIV
+ Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi (Đại Việt), thế kỉ XV
- Kiến trúc - điêu khắc:
+ Nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như: Pa-gan, Ăng-co, Thăng Long
+ Nhiều tác phẩm điêu khắc như điêu khắc gỗ của Đại Việt, điêu khắc đá của Cam-pu-chia…