I. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
- Là một hào trưởng có uy tín ở vùng Lam Sơn, Thanh Hóa
- Lê Lợi:
+ Liên kết với các hào kiệt.
+ Xây dựng lực lượng, sẵn sàng chiến đấu.
+ Chọn vùng Lam Sơn – địa thế hiểm yếu.
- Nối liền đồng bằng – miền núi.
- Việt, Mường, Thái
- Hào kiệt => Lam Sơn: Nguyễn Trãi
=> Nguyễn Trãi dâng lên Lê Lợi bản “Bình Ngô sách”
- Đầu năm 1416, lập Hội thề Lũng Nhai (Thanh Hóa)
- Tháng 2/1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.
II. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn
*Khó khăn:
- Lực lượng chưa lớn mạnh
- Nhà Minh áp đặt được bộ máy cai trị lâu dài.
- Quân Minh vây quét và tấn công
+ Năm 1418, quân Minh đã tấn công căn cứ ở vùng núi Chi Linh. Lê Lai đã liều minh cứu chúa (Lê Lợi)
+ Cuối năm 1421, quân Minh đã thực hiện cuộc tấn công vào căn cứ của nghĩa quân => Nghĩa quân buộc phải rút lui lên núi Chí Linh.
+ Năm 1423, Lê Lợi chủ động hòa hoãn với quân Minh.
+ Năm 1424, quân Minh tấn công => Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chuyển sang giai đoạn mới.
III. Mở rộng địa bàn và giành những thắng lợi đầu tiên.
1. Giải phóng Nghệ An (năm 1424)
*Tìm hiểu về kế hoạch mới:
Chuyển địa bàn đóng quân từ vùng rừng núi Thanh Hóa vào Nghệ An - một vùng địa thế hiểm yếu
+ Đất rộng người đông.
+ Quân Minh đã khá thông thạo địa hình ở Thanh Hóa.
+ Quân Minh chưa thông thạo địa hình ở Nghệ An.
*Diễn biến:
- Bất ngờ tập kích vào Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hóa) (12-101424) => Hạ thành Trà Lân buộc địch phải đầu hàng sau hai tháng vây hãm => Hạ thành Khả Lưu, Bồ Ải + vây hãm thành Nghệ An => Tiến đánh giải phóng Diễn Châu => Giải phóng Thanh Hóa.
2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (năm 1425)
- Tháng 8/1425, hai tướng Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân lãnh đạo nhân dân ta tiến đến giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa.
=> Khoảng 10 tháng (10/1424 – 8/1425) giải phóng vùng đất rộng lớn (Bắc Trung Bộ ngày nay)
3. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)
- Tháng 9/1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc, chia làm bao đạo:
- Nhân dân chiến đấu quyết liệt.
- Kết quả: được sự ủng hộ tích cực của nhân dân, nghĩa quân chiến thắng nhiều trận, quân Minh rút vào thành Đông Quan cố thủ.
=> Khởi nghĩa Lam Sơn chính thức bước sang giai đoạn mới, giai đoạn phản công.
IV. Khởi nghĩa toàn thắng
1. Trận Tốt Động – Chúc Động (cuối năm 1426)
(1) Tháng 10 - 1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.
- Kết quả, 5 vạn tên giặc bị tử thương, bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm thành Đông Quan và giải phóng thêm nhiều châu, huyện.
2. Trận Chi Lăng – Xương Giang (tháng 10-1427)
(1) Đầu tháng 10 - 1427, 15 vạn viện binh được chia thành hai đạo từ Trung Quốc kéo sang.
+ Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy từ Quảng Tây kéo vào Lạng Sơn.
+ Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam kéo vào theo hướng Hà Giang.
(5) Nghe tin cả hai đạo viện binh bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan khiếp đảm vội xin hoà và chấp nhận mở hội thề Đông Quan (10 - 12 - 1427) để được an toàn rút quân về nước. Lê Lợi chấp nhận lời xin hoà của Vương Thông, cuộc khởi nghĩa chống quân Minh kết thúc thắng lợi.
- Ngày 3 - 1 - 1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta. Đất nước sạch bóng quân thù.
V. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
*Nguyên nhân thắng lợi:
- Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.
- Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.
- Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
*Ý nghĩa lịch sử:
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.
- Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ.