Bài 6. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á

Sách cánh diều

Đổi lựa chọn

I. Dân cư, tôn giáo

a. Dân cư

- Quy mô dân số

+ Đông nhất trên thế giới, năm 2019 chiếm gần 60% dân số (không tính Liên Bang Nga)

+ Có hai quốc gia đông dân thứ nhất và thứ hai thế giới là Trung Quốc (1,4 tỉ dân) và Ấn Độ (1,39 tỉ dân).

+ Quy mô dân số tăng liên tục qua các năm. Tốc độ tăng đã có xu hướng chậm lại do một số quốc gia đã thực hiện chính sách hạn chế gia tăng dân số như Trung Quốc, Thái Lan, Mi-an-ma, Việt Nam,....

- Cơ cấu dân số

+ Theo nhóm tuổi: châu Á có cơ cấu dân số trẻ, nhưng đang có xu hướng già hóa. Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ lớn (67,7% năm 2020)

+ Theo giới tính: tỉ số giới tính có sự chênh lệch. Năm 2019, trung bình cứ 100 nữ thì có 104,7 nam. Trong đó, Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước có mức chênh lệch cao.

- Chủng tộc:

+ Dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc khác nhau như Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it, Ô-xtra-lô-it. Trong đó người Môn-gô-lô-it là chủ yếu.

b. Tôn giáo

- Châu Á là nơi ra đời của bốn tôn giáo lớn:

Tôn giáo

Thời gian ra đời

Nơi ra đời

Ấn Độ giáo

Hơn 1000 năm trước Công nguyên

Ấn Độ (Nam Á)

Phật giáo

Thế kỉ VI trước Công nguyên

Ấn Độ (Nam Á)

Ki-tô giáo

Đầu công nguyên

Pa-le-xtin (Tây Nam Á)

Hồi giáo

Thế kỉ VII

A-rập Xê-út (Tây Nam Á)

- Từ châu Á, các tôn giáo lan truyền khắp thế giới, thu hút nhiều tín đồ. Tôn giáo có ảnh hưởng đến đời sống, văn hóa và kiến trúc của nhiều quốc gia.

II. Sự phân bố dân cư. Các đô thị lớn

a. Sự phân bố dân cư

- Mật độ dân số cao: 150 người/km2 (Năm 2020).

- Phân bố dân cư không đồng đều:

+ Tập trung đông ở Nam Á, Đông Nam Á, phía đông của Đông Á

+ Thưa thớt ở Bắc Á, Trung Á và Tây Nam Á,...

b. Các đô thị lớn

- Châu Á có nhiều đô thị đông dân, phân bố chủ yếu ở Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.

- Tỉ lệ dân đô thị của châu Á cao năm 2020 đạt 51,1% (do sự phát triển kinh tế và đô thị hóa)

- Các đô thị đông dân nhất của thế giới đều thuộc châu lục này, trong đó có 6 đô thị trên 20 triệu dân là: Tô-ky-ô (Nhật Bản), Đê-li (Ấn Độ), Thượng Hải (Trung Quốc), Đắc-ca (Băng-la-đét), Bắc Kinh (Trung Quốc) và Mumbai (Ấn Độ).