I. Cơ cấu dân cư
- Năm 2020: châu Âu có khoảng 747 triệu người (bao gồm cả số dân của Liên Bang Nga), đứng thứ 4 về dân số sau châu Á, Phi, Mỹ.
* Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi:
- Châu Âu có cơ cấu dân số già:
+ Tỉ lệ người dưới 15 tuổi thấp và có xu hướng giảm
+ Tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên cao và có xu hướng tăng.
- Hậu quả: thiếu hụt lao động trong tương lai.
- Giải pháp:
+ Thu hút lao động từ bên ngoài
+ Khuyến khích sinh đẻ
+ Kéo dài độ tuổi lao động, ....
* Cơ cấu dân số theo giới tính :
- Có sự chênh lệch
+ Tỉ lệ dân số nữ nhiều hơn dân số nam.
+ Tuy nhiên, tỉ lệ dân số nam có xu hướng tăng lên, trong khi tỉ lệ dân số nữ có xu hướng giảm xuống.
* Cơ cấu dân số theo trình độ học vấn:
- Dân cư châu Âu có trình độ học vấn cao, tạo ra năng suất lao động rất lớn.
- Năm 2019, tỉ lệ nhập học các cấp trên 83% trong tổng số dân.
II. Đô thị hóa
- Đô thị hóa diễn ra sớm:
+ Đô thị ở châu Âu xuất hiện từ thời kì cổ đại.
+ Phát triển mạnh mẽ nhất vào thế kỉ XVIII, gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh.
+ Nhiều đô thị lớn được ra đời, kết nối với nhau tạo thành các chuỗi đô thị như Luân-đôn, Pa-ri, Mi-lan,....
- Mức độ đô thị hóa cao:
+ Năm 2020 khoảng 75% số dân sinh sống ở thành thị.
+ Các quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao là Bỉ, Hà Lan, Ai-xơ-len, Luc-xăm-bua, Anh, Đan Mạch và Thụy Điển.
- Đô thị hóa đang mở rộng:
+ Việc phát triển sản xuất công nghiệp ở vùng nông thôn cùng với việc mở rộng ngoại ô của các đô thị đã thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn.
+ Tạo nên nhiều đô thị vệ tinh.