I. Vấn đề bảo vệ môi trường
a. Bảo vệ môi trường không khí
- Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: do khí thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải,...
- Giải pháp cải thiện chất lượng không khí:
+ Kiểm soát lượng khí thải trong khí quyển
+ Đánh thuế cacbon, thuế tiêu thụ
+ Đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo thay thế cho năng lượng hóa thạch
Dự báo cơ cấu nguồn điện đến năm 2030 theo Chiến lược dài hạn của Ủy ban châu Âu. Nguồn: Agora Energiewende & Sandbag (2020)
+ Giảm lượng xe lưu thông, ưu tiên giao thông công cộng, xe đạp và người đi bộ.
b. Bảo vệ môi trường nước
- Hiện trạng: môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng do chất thải từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
- Giải pháp cải thiện môi trường nước:
+ Tăng cường kiểm soát đầu ra của nguồn rác thải, chất thải độc hại
+ Xử lí rác thải, nước thải từ sinh hoạt và sản xuất trước khi thải ra môi trường
Lò đốt rác ở Đức
+ Kiểm soát và xử lí nguồn ây ô nhiễm từ hoạt động kinh tế biển
+ Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường nước.
II. Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học
- Các quốc gia ở châu Âu rất chú trọng bảo vệ sự đa dạng sinh học, bảo tồn các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước.
- Trong đó, bảo vệ rừng có ý nghĩa rất lớn, vì:
+ Rừng giúp bảo vệ đất, chống xói mòn
+ Giữ nguồn nước ngầm
+ Điều hòa khí hậu
+ Bảo vệ sự đa dạng sinh học, ....
- Tuy nhiên, biến đổi khí hậu và nhu cầu khai thác gỗ tăng cao đe dọa đến nhiều khu rừng ở châu Âu như gây cháy rừng, làm suy giảm đa dạng sinh học và khả năng phát triển cây của rừng.
- Giải pháp để bảo vệ rừng và sự đa dạng sinh học:
+ Thực hiện luật bảo vệ rừng
+ Khai thác rừng phải đi đôi với tái sinh, trồng lại rừng
+ Áp dụng công nghệ tiên tiến để kiểm soát và ngăn ngừa cháy rừng....
III. Vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu
- Hiện trạng: châu Âu bị ảnh hưởng liên tiếp của các hiện tượng thời tiết cực đoan
+ Nắng nóng bất thường ở Bắc Âu, Nam Âu, gây ra những trận cháy rừng lớn.
Một trận cháy rừng ở châu Âu
+ Mưa lũ ảnh hưởng đến một số quốc gia ở Tây và Trung Âu.
- Giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu:
+ Trồng rừng và bảo bệ rừng
+ Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch
+ Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường như năng lượng Mặt Trời, gió, sóng biển, thủy triều.