Bài 7. Bản đồ chính trị châu Á, các khu vực của châu Á

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

I. Bản đồ chính trị châu Á

- Hiện nay châu Á có 49 quốc gia và vùng lãnh thổ với nhiều thể chế chính trị khác nhau.

- Trên bản đồ, châu Á được phân chia thành 6 khu vực:

Khu vực

Các quốc gia và vùng lãnh thổ

Bắc Á

Các vùng Tây Xi-bia, Trung Xi-bia, Đông Xi-bia của Nga

Trung Á

Ca-dắc-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan, Tát-gi-ki-xtan, Tuốc-mê-ni-xtan, Cư-rơ-gư-xtan

Tây Nam Á

A-rập Xê-út, I-rắc, Ca-ta, Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE), Ba-ranh, Cô-oét, Ô-man, Yê-men, Xi-ri, Li-băng, Gioóc-đa-ni, Pa-le-xtin, I-xra-en, Thổ Nhĩ Kỳ, Ác-mê-ni-a, A-déc-bai-gian, Gru-di-a

Nam Á

Ấn Độ, Pa-ki-xtan, Áp-ga-ni-xtan, Nê-pan, Bu-tan, Băng-la-đét, Xri Lan-ca, Man-đi-vơ, I-ran

Đông Á

Mông Cổ, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản

Đông Nam Á

Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Bru-nây, Đông Ti-mo

- Trình độ phát triển của các nước châu Á rất khác nhau, nhưng đa phần là các nước đang phát triển. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực.

II. Khu vực Bắc Á

- Phạm vi: toàn bộ vùng Xi-bia của Nga

- Địa hình, gồm 3 bộ phận:

+ Đồng bằng Tây Xi-bia

+ Cao nguyên Trung Xi-bia

+ Miền núi Đông Xi-bia

- Khí hậu: lạnh giá, khắc nghiệt, mang tính chất lục địa sâu sắc.

- Khoáng sản: tương đối phong phú, một số loại có trữ lượng lớn là dầu mỏ, than đá, kim cương, vàng, đồng, thiếc,...

- Sông ngòi: khá dày, có nhiều sông lớn như Ô-bi, I-ê-nít-xây, Lê-na, ... Các sông có nguồn thủy năng rất lớn.

- Cảnh quan chủ yếu: rừng lá kim.

Blogger bật mí rừng lá kim đẹp như tranh ở Đài Loan - Kênh truyền hình Đài  Tiếng nói Việt Nam - VOVTV

Rừng vào mùa thu

III. Khu vực Trung Á

- Là khu vực duy nhất của châu Á không tiếp giáp với đại dương.

- Diện tích: hơn 4 triệu km2

- Địa hình: thấp dần từ đông sang tây:

+ Phía đông: miền núi cao Pa-mia, Thiên Sơn và An-tai.

+ Phía tây: các cao nguyên và đồng bằng kéo dài tới hồ Ca-xpi, ở trung tâm là hồ A-ran

- Khoáng sản: giàu có, gồm dầu mỏ, than đá, sắt và nhiều kim loại màu khác.

- Khí hậu: Ôn đới lục địa, khô hạn, lượng mưa thấp (khoảng 300 – 400mm/năm). Mùa hạ nóng, mùa đông lạnh, thỉnh thoảng có tuyết rơi.

- Sông ngòi: có hai con sông lớn nhất là Xưa Đa-ri-a và A-mu Đa-ri-a, đổ vào hồ A-ran.

- Cảnh quan chủ yếu: thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc.

IV. Khu vực Tây Nam Á

- Phạm vi: gồm bán đảo A-ráp, bán đảo Tiểu Á, đồng bằng Lưỡng Hà

- Địa hình: nhiều núi và sơn nguyên

- Khoáng sản: 

+ Giàu có nhất là dầu mỏ, chiếm khoảng hơn ½ trữ lượng dầu mỏ của thế giới. Phân bố chủ yếu ở các đồng bằng và vùng vịnh Pec-xich. Những nước có trức lượng dầu mỏ lwos nhất là A-rập Xê-út, I-rắc, Cô-oét, ...

+ Ngoài ra còn có sắt, crôm,...

- Khí hậu: khô hạn và nóng, lượng mưa thấp (khoảng 200 – 300mm/năm), một số vùng gần Địa Trung Hải có mưa nhiều hơn.

- Sông ngòi: kém phát triển, các sông thường ngắn, nguồn nước rất hiếm. Có hai con sông lớn là Ti-grơ và Ơ-phrat cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, còn lại lấy từ nước ngầm và lọc từ nước biển.

- Cảnh quan chủ yếu: bán hoang mạc và hoang mạc.

V. Khu vực Nam Á

- Diện tích: khoảng 7 triệu km2

- Địa hình gồm 3 bộ phận:

+ Núi cao Himalaya đồ sộ chạy theo hướng tây bắc – đông nam ở phía bắc

+ Sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng ở phía nam và sơn nguyên Iran ở phía tây

+ Đồng bằng Ấn Hằng ở giữa

- Khí hậu: 

+ Phần lớn Nam Á có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa:

  • Mùa đông: hơi lạnh và khô (do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc)
  • Mùa hạ: nóng, ẩm, mưa nhiều (do gió mùa tây nam từ Ấn Độ Dương thổi vào). Đặc biệt phía nam dãy Himalaya, có lượng mưa lớn nhất thế giới, lên đến hơn 11000mm/năm.

+ Phía tây Bắc Ấn Độ và sơn nguyên I-ran có khí hậu khô hạn.

+ Trên các vùng núi cao, khí hậu có sự thay đổi theo độ cao. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, từ 4500m trở lên là băng tuyết vĩnh cửu.

- Sông ngòi: phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn như sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút.

- Cảnh quan chủ yếu: rừng nhiệt đới gió mùa và xavan.

VI. Khu vực Đông Á

- Diện tích: khoảng 11,5 triệu km2, gồm 2 bộ phận: phần đất liền (96%) và phần hải đảo (4%)

- Địa hình:

+ Phần đất liền: địa hình rất đa dạng:

  • Phía tây: có núi và sơn nguyên cao, bồn địa rộng lớn.
  • Phía đông: có nhiều núi trung bình, núi thấp và đồng bằng.

+ Phần hải đảo: phần lớn là đồi núi, với nhiều núi lửa, thường xuyên xảy ra động đất và sóng thần.

- Khoáng sản: có nhiều than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc, đồng, man-gan, ...

- Khí hậu: 

+ Phần hải đảo và phía đông phần đất liền: khí hậu gió mùa, với hai mùa gió khác nhau:

  • Mùa đông: có gió tây bắc, khô và lạnh.
  • Mùa hạ: có gió đông nam, nóng và ẩm, thường có bão.

+ Phía tây phần đất liền: khí hậu quanh năm khô hạn (do nằm sâu trong nội địa).

- Sông ngòi: có một số sông lớn như Hoàng Hà, Trường Giang, có giá trị về nhiều mặt, song hay gây ra lũ lụt.
- Cảnh quan: đa dạng, gồm rừng cận nhiệt gió mùa, thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc.

VII. Khu vực Đông Nam Á

- Diện tích: rộng khoảng 4,5 triệu km2, gồm 2 phần: 

+ Phần đất liền: bán đảo Trung Ấn

+ Phần hải đảo: quần đảo Mã Lai

- Địa hình và khí hậu:

 

Phần đất liền

Phần hải đảo

Địa hình

- Gồm 2 phần chính: 

+ Các dải núi cao trung bình hướng bắc – nam và tây bắc – đông nam, xen kẽ là các thung lũng sâu

+ Đồng bằng phù sa tập trung ở ven biển và hạ lưu sông.

- Nhiều đồi núi, là khu vực có nhiều núi lửa, thường xuyên xảy ra động đất và sóng thần.

- Đồng bằng rất ít, diện tích nhỏ hẹp.

Khí hậu

- Nhiệt đới gió mùa

+ Mùa hạ: nóng ẩm, mưa nhiều (do ảnh hưởng của gió mùa tây nam)

+ Mùa đông: khô lạnh (do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc)

- Khí hậu xích đạo: quanh năm nóng ẩm mưa nhiều.

- Ảnh hưởng của nhiều cơn bão nhiệt đới.

- Sông ngòi: tương đối dày, chế độ nước thay đổi theo mùa. Có một số con sông lớn là Mê Công, Mê Nam, I-ra-oa-đi, sông Hồng, ...

- Cảnh quan chủ yếu: rừng mưa nhiệt đới, ngoài ra còn có rừng thưa, xavan.

- Khoáng sản: giàu có, một số loại quan trọng là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, sắt, thiếc, đồng,...