Bài 15. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226)

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

I. Sự thành lập nhà Lý

- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua.

- Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập.

- Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên, dời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành là Thăng Long.

II. Tình hình chính trị

- Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.

- Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm giữ mọi quyền hành. Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối.

- Các chức vụ quan trọng nhà vua đều cử những người thân cận nắm giữ. Giúp vua lo việc nước có các đại thần, các quan văn, võ.

- Ở các địa phương, nhà Lý chia cả nước thành 24 lộ, phủ (ở miền núi gọi là châu), đặt các chức tri phủ, tri châu; giao cho con cháu nhà vua hoặc các đại thần cai quản. Dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã.

III. Cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077)

A. Giai đoạn thứ nhất (1075)

a. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta

- Thế kỉ XI, nhà Tống gặp phải khó khăn về kinh tế, chính trị vì thế nhà Tống tiến hành xâm lược Đại Việt để giải quyết tình hình khó khăn trong nước.

- Ở phía Nam, nhà Tống xúi Chăm-pa đánh Đại Việt; ở phía Bắc, quân Tống ngăn cản việc trao đổi buôn bán giữa hai nước, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người.

b. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ

*Nhà Lý chuẩn bị

- Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy tổ chức kháng chiến.

- Chủ động đánh tan ý đồ tiến công, phối hợp với Chăm-pa đánh Đại Việt của nhà Tống.

- Chủ trương của nhà Lý: tấn công trước để phòng vệ.

*Diễn biến

- Tháng 10/1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy quân thủy - bộ, chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống.

+ Mục tiêu: kho lương thành Châu Ung.

+ Đường bộ do Thân Cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy quân dân miền núi đánh vào châu Ung Châu (Quảng Tây).

+ Đường thủy do Lý Thường Kiệt chỉ huy quân đổ bộ vào châu Liêm, châu Khâm (Quảng Đông).

- Sau 42 ngày đêm quân ta đã làm chủ thành Ung Châu.

*Ý nghĩa:

Quân tống hoàng mang, rơi vào thế bị động, làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược vào nước ta.

B. Giai đoạn thứ hai (1076 – 1077)

*Kháng chiến bùng nổ

- Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho các địa phương chuẩn bị bố phòng.

- Bố trí lực lượng thủy binh đóng ở Đông Kênh do tướng Lý Kế Nguyên chỉ huy.

- Bộ binh được bố trí suốt dọc theo chiến tuyến sông Như Nguyệt.

a) Diễn biến

- Cuối năm 1076, quân Tống chuẩn bị 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa chiến và 20 vạn phu.

- Đầu 1077, 30 vạn Tống vượt cửa ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta.

- Lý Kế Nguyên đánh 10 trận liên tiếp ngăn bước tiến đạo quân thuỷ của giặc.

b) Kết quả

Quân Tống đóng quân ở bờ bắc sông Cầu không lọt vào sâu được.

B. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt

a) Diễn biến

b) Kết quả

- Tống thua to, khó khăn, tuyệt vọng.

- Lý Thường Kiệt chủ động giảng hoà, Tống rút về nước

c) Nguyên nhân thắng lợi

- Chủ động: tiến công + phòng thủ.

-  Cách kết thúc chiến tranh khôn khéo

- Tinh thần đoàn kết và chiến đấu anh dũng của nhân dân ta

- Sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt. 

d) Ý nghĩa

- Là chiến thắng tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm

-  Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được củng cố.

- Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.

IV. Đời sống kinh tế, xã hội

I. Đời sống kinh tế

1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp

- Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của vua.

- Giao cho nông dân canh tác.

- Vua Lý lấy một số đất công làm nơi thờ phụng, tế lễ hoặc phong cấp cho con cháu, những người có công, làm các đền chùa.

- Biện pháp khuyến khích nông nghiệp phát triển.

+ Cày tịch điền

+ Khẩn hoang, đào kênh mương, đắp đê phòng lụt.

+ Cấm giết hại trâu, bò.

- Nhiều năm mùa màng bội thu:

+ Năm 1016 (triều Lý Thái Tổ).

+ Năm 1030, 1044 (triều Lý Thánh Tông)

+ Năm 1131 (triều Lý Nhân Tông)

+ Năm 1139, 1140 (triều Lý Anh Tông)

2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp

- Thủ công nghiệp:

+ Uơm tơ, dệt lụa, làm gốm, đồ trang sức, làm giấy, in bản gỗ, …

+ Nhiều công trình: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định).

- Thương nghiệp phát đạt:

+ Buôn bán ở hải đảo và biên giới Lý – Tống phát triển, lập nhiều khu chợ để nhân dân đến trao đổi, buôn bán.

+ Vân Đồn buôn bán rất thuận tiện với thương nhân nước ngoài

- Ý nghĩa: Nhân dân ta có đủ khả năng để xây dựng nền kinh tế tự chủ, phát triển

II. Sinh hoạt xã hội và văn hóa

1. Những thay đổi về mặt xã hội

- Giai cấp thống trị: vua quan, địa chủ.

- Nông dân:

+ Là lực lượng sản xuất chính, làm nghĩa vụ cho nhà nước.

+ Nông dân nghèo phải cày ruộng, nộp tô cho địa chủ.

+ Có người rời bỏ quê hương đi lập nghiệp ở nơi khác.

- Thợ thủ công và thương nhân:

+ Nộp thuế, làm nghĩa vụ với nhà vua.

+ Sống rải rác ở các làng, rèn công cụ, sản xuất các đồ dùng cần thiết hàng ngày và trao đổi cho nhau.

- Nô tì: nguồn gốc là tù binh, nợ nần, … phục vụ trong đền đài, nhà quan lại.

V. Những thành tựu tiêu biểu về văn hóa, giáo dục

*Giáo dục, tư tưởng

- Năm 1070: Nhà Lý dựng Văn Miếu.

- Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở để tuyển chọn quan lại.

- Năm 1076: Thành lập Quốc tử giám

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

- Dựng chùa tháp, tô tượng, đúc chuông, dịch kinh, soạn sách Phật.

=> Đạo Phật rất phát triển.

*Văn hóa

- Loại hình nghệ thuật dân gian phát triển: chèo, múa rối, đá cầu, đua vật, ….

- Kiến trúc: Tháp Chương Sơn (Nam Định), chuông chùa Trùng Quang (Bắc Ninh) => Có quy mô lớn và mang tính cách độc đáo.

- Điêu khắc tinh vi: hình rồng, sen, …Rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như một ngọn lửa. Đây là hình tượng nghệ thuật độc đáo, phổ biến thời Lý.

=> Nền văn hóa mang tính dân tộc – văn hóa Thăng Long.