Bài 5. Thiên nhiên châu Á

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

I. Vị trí địa lý, phạm vi châu Á

- Vị trí: Châu Á nằm trải dài trong khoảng từ vùng cực Bắc đến khoảng 10oN.

- Tiếp giáp: với hai châu lục và ba đại dương

+ Phía tây với châu Âu và châu Phi.

+ Phía đông với Thái Bình Dương

+ Phía bắc với Bắc Băng Dương

+ Phía nam với Ấn Độ Dương

- Hình dạng:

+ Châu Á có dạng hình khối, từ bắc xuống nam rộng khoảng 8500km, từ đông sang tây rộng khoảng 9200 km (từ ven Địa Trung Hải tới ven Thái Bình Dương).

+ Bờ biển bị chia cắt mạnh bởi các biển và vịnh.

- Kích thước: châu Á là châu lục lớn nhất thế giới, diện tích (kể cả các đảo) khoảng 44,4 triệu km2.

II. Đặc điểm tự nhiên

a. Địa hình

- Địa hình châu Á rất đa dạng, gồm: núi và sơn nguyên cao đồ sộ; cao nguyên và đồng bằng rộng lớn, .... Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh.

- Địa hình chia thành các khu vực:

+ Ở trung tâm là vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới (VD: dãy Thiên Sơn, Côn Luân, Himalaya_

+ Phía đông gồm các núi, cao nguyên và đồng bằng rộng. Địa hình thấp dần về phía biển.

+ Phía nam và tây nam gồm các dãy núi trẻ, sơn nguyên và đồng bằng xen kẽ.

- Địa hình núi cao và hiểm trở chiếm tỉ lệ diện tích lớn (khoảng ¾ diện tích châu lục), các dãy núi chạy theo hai hướng chính là bắc – nam và đông – tây. gây khó khăn cho: giao thông, sản xuất và đời sống. Trong quá trình khai thác cần chú ý đến chống xói mòn và sạt lở đất.

- Các cao nguyên và đồng bằng rộng, thuận lợi cho sản xuất và định cư.

- Khu vực ven biển và hải đảo bị chia cắt mạnh tạo thành các vũng, vịnh, ...

b. Khoáng sản

- Tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú với trữ lượng lớn. Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn như: than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, đồng, crôm, mangan,... 

- Phân bố rộng khắp trên lãnh thổ.

* Thuận lợi: 

- Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản.

- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như sản xuất ô tô, luyện kim,...

* Khó khăn

- Đa số khoáng sản phân bố ở vùng đồi núi khó khai thác

- Tài nguyên khoáng sản giàu có nhưng không vô tận. 

=> Trong quá trình khai thác cần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế tàn phá môi trường.

c. Khí hậu

- Châu Á có đầy đủ các đới khí hậu, mỗi đới phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau. Có sự khác biệt lớn về chế độ nhiệt, gió và mưa.

- Khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa chiếm diện tích lớn nhất:

* Ý nghĩa:

- Thuận lợi: Tạo nên sự đa dạng của các sản phẩm nông nghiệp và hoạt động du lịch.

- Khó khăn: Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán,... ) và biến đổi khí hậu.

d. Sông, hồ

- Châu Á có mạng lưới sông khá phát triển với nhiều hệ thống sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Kông, Ô-bi, Lê-na, ... 

Vai trò đặc biệt của sông Mekong đối với Việt Nam

Sông Mê Công

- Các sông phân bố không đồng đều và có chế độ nước phức tạp:

- Châu Á có nhiều hồ lớn như: Bai-can, Ban-khat, Ton-le-sap, ... được hình thành từ các đứt gãy hoặc miệng núi lửa đã tắt. Một số hồ có kích thước rộng lớn còn được gọi là “biển” như: Biển Ca-xpi, Biển Chết, ...

- Sông hồ châu Á có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, đời sông con người và môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, cần sử dụng hợp lí nguồn nước sông, hồ để tránh ô nhiễm và cạn kiệt.

e. Đới thiên nhiên

* Châu Á có ba đới thiên nhiên:

- Đới lạnh:

+ Phân bố: dải hẹp phía bắc châu lục

+ Khí hậu: cực và cận cực, lạnh giá khắc nghiệt.

+ Thực vật: nghèo nàn, chủ yếu là rêu và địa y, không có cây thân gỗ.

+ Động vật: là các loài chịu được lạnh hoặc loài di cư.

- Đới ôn hòa:

- Chiếm diện tích rộng lớn, phân hóa từ bắc xuống nam, từ đông sang tây.

+ Phía Bắc: thuộc vùng Xibia

  • Khí hậu: ôn đới lục địa, lạnh khô về mùa đông.
  • Thực vật: Rừng lá kim phát triển mạnh
  • Đất: Pốt-dôn.
  • Đông vật: tương đối phong phú.

+ Phía đông, đông nam Trung Quốc và quần đảo Nhật Bản:

  • Khí hậu cận nhiệt gió mùa, lượng mưa tương đối lớn
  • Thực vật: rừng lá rộng cận nhiệt (nhiều loài lấy gỗ, dược liệu quý)

+ Sâu trong lục địa: 

  • Khí hậu: khô hạn, khắc nghiệt
  • Cảnh quan: thảo nguyên, hoang mạc, bán hoang mạc.

- Đới nóng:

+ Khí hậu chủ yếu: nhiệt đới gió mùa và xích đạo

+ Cảnh quan: rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa ( với nhiều loại  gỗ tốt, động vật quý hiếm).

* Hiện trạng rừng:

- Trừ rừng lá kim, còn lại phần lớn rừng và thảo nguyên đã bị con người khai phá

- Rừng tự nhiên còn rất ít, nhiều loài động – thực vật bị suy giảm nghiêm trọng về số lượng.

=> Cần phục hồi và bảo vệ rừng.