I. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1258
* Diễn biến:
- Năm 1257, Mông Cổ cho quân áp át biên giới Đại Việt rồi ba lần cử sứ giả ra Thăng Long dụ hàng.
- Vua Trần Thánh Tông cho bắt giam sứ giả, đồng thời ra lệnh cả nước ra sức luyện tập, chuẩn bị đánh giặc.
* Kết quả:
Quân Mông Cổ đại bại, rút về nước
* Ý nghĩa:
- Nhân dân phấn khởi
- Bài học kinh nghiệm cho các cuộc chiến sau này.
II. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên năm 1285
1. Âm mưu xâm lược Chăm Pa và Đại Việt của nhà Nguyên.
- Mục đích:
+ Mở rộng lãnh thổ
+ Làm bàn đạp tấn công Đông Nam Á
- Hành động: năm 1283, hơn 1 vạn Nguyên cùng hơn 300 chiến thuyền do Toa Đô tấn công Chăm-pa. Chiếm được kinh thành. Quân dân Cham-pa đã chiến đấu rất anh dũng => quân Nguyên phải rút một bộ phận về cố thủ ở phía Bắc để chờ phối hợp đánh Đại Việt.
=> Kế hoạch dùng Cham-pa làm bàn đạp để tấn công nước ta bước đầu tan vỡ.
a. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến
- Vua Trần triệu tập Hội nghị các vương hầu, quan lại tại Bình Than (Chí Linh, Hải Dương) để bàn kế đánh giặc.
- Trần Quốc Tuấn - chỉ huy cuộc kháng chiến soạn “Hịch tướng sĩ” ->khích lệ tinh thần kháng chiến
- Năm 1285, vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, mời các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước về Thăng Long để họp bàn cách đánh giặc =>Ý chí quyết tâm đánh giặc.
- Chuẩn bị khác:
+ Quân đội tập trận ở Đông Bộ Đầu
+ Nhân dân luyện tập sẵn sàng
+ Binh sĩ thích vào cánh tay 2 chữ “Sát thát”.
b. Cuộc kháng chiến bùng nổ và thắng lợi
Kết quả:
+ Quân Nguyên đại bại
+ Toa Đô bị chém đầu
+ Thoát Hoan chui vào ống đồng về nước, đất nước sạch bóng quân xâm lược.
III. Cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần thứ 3
1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt
- Chuẩn bị của nhà Nguyên:
+ Huy động 30 vạn quân
+ Cử tướng có kinh nghiệm
+ Hàng trăm thuyền chiến, 70 thuyền lương, vạn thạch thóc
- Chuẩn bị kháng chiến của Nhà Trần:
+ Trần Quốc Tuấn làm tổng chỉ huy
+ Ngày đêm luyện tập
- Quân Nguyên bắt đầu xâm lược: Cuối 12/1287, quân Nguyên ồ ạt tiến vào nước ta theo hai đường: thuỷ, bộ:
+ Đường bộ : do Thoát Hoan chỉ huy, vượt qua biên giới đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang.
+ Đường biển : do Ô Mã Nhi chỉ huy ngược sông Bạch Đằng hội quân với Thoát Hoan.
2. Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.
- Trần Khánh Dư cho mai phục đoàn thuyền lương ở Vân Đồn
- Đến Vân Đồn, quân Trần Khánh Dư từ nhiều phía đánh dữ dội
- Kết quả: Phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị quân Trần chiếm
- Ý nghĩa: Đánh vào dạ dày của giặc, khó có thể chiến đấu lâu dài.
3. Chiến thắng Bạch Đằng
- Tháng 1/1288, Thoát Hoan tiến vào Thăng Long, nhân dân thực hiện “vườn không, nhà trống” => Quân giặc ra sức càn quét, cướp lương thực nhưng đều bị nhân dân đuổi đánh, đẩy chúng vào thế bị động, cạn kiệt lương thực => quyết định rút quân lên Vạn Kiếp và từ đây rút về nước theo hai đường thủy, bộ.
- Ta quyết định phản công, chọn sông Bạch Đằng làm trận quyết chiến
- Diễn biến:
+ Tháng 4/1288, Đoàn thuyền Ô Mã Nhi về theo sông Bạch Đằng
+ Ta nhử chúng vào trận địa mai phục
+ Lúc nước rút, thuyền bị xô vào cọc và bị quân ta đánh từ 2 bên bờ
- Kết quả:
+ Nhiều tên giặc bị chết, Ô Mã Nhi bị bắt sống.
+ Cánh quân do Thoát Hoan chỉ huy, từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút chạy về Quảng Tây (Trung Quốc) => quân ta tập kích liên tiếp.
IV. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
1. Nguyên nhân thắng lợi
- Toàn dân đánh giặc, đoàn kết, quyết thắng: tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước. Giặc đến đâu, nhân dân theo lệnh triều đình cất giấu lương thảo, của cải, thực hiện "vườn không nhà trống", tự vũ trang đánh giặc, hăng hái tham gia các đội dân binh,...
- Chuẩn bị chu đáo của nhà Trần: chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó đoàn kết giữa triều đình với nhân dân.
- Quý tộc, vương hầu nhà Trần đoàn kết: chủ động giải quyết mối bất hòa trong nội bộ vương triều, tạo nên hạt nhân của khối đoàn kết dân tộc mà Trần Quốc Tuấn là tiêu biểu.
- Quân đội nhà Trần tinh nhuệ, quả cảm, có tinh thần hy sinh, quyết thắng.
- Sự đóng góp của các danh tướng: Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật.
- Nghệ thuật quân sự:
+ Thực hiện kế sách "vườn không nhà trống", "thanh dã".
+ Tránh mạnh, đánh yếu
+ Buộc địch đánh theo cách đánh của ta
+ Buộc địch lâm vào bị động
+ Chớp thời cơ.
2. Ý nghĩa lịch sử
- Đập tan tham vọng xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên.
- Bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc.
- Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin trong nhân dân.
- Xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.
- Để lại nhiều bài học quý giá về củng cố khối đoàn kết toàn dân, lấy dân làm gốc, dựa vào dân để đánh giặc.
- Ngăn chặn quân Nguyên xâm lược nhiều nước khác như Nhật Bản và mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.