Bài 18. Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400-1407)

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

I. Nhà Hồ thành lập (1400)

- Nhà Trần suy yếu đến tận cùng

- Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần lên làm vua.

+ Thời gian: 1400 – 1407.

+ Quốc hiệu: Đại Ngu (An, Vui, Lớn).

+ Kinh Đô: An Tôn (Vĩnh Lộc – Thanh Hóa).

II. Cải cách của Hồ Quý Ly

a. Nội dung cải cách

*Chính trị:

- Cải tổ bộ máy võ quan, dùng người thân cận và có tài năng.

- Đổi tên đơn vị hành chính cấp trấn, quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

- Cử quan triều về địa phương thăm hỏi dân.

- Đời kinh đô về An Tôn (Thanh Hóa).

*Kinh tế, tài chính:

- Phát tiền giấy thay cho tiền đồng, hạn điền.

- Quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

*Xã hội:

- Chính sách hạn nô.

- Quan tâm đời sống dân chúng.

Những năm có nạn đói, nhà Hồ ra lệnh cho các địa phương đi khám xét bắt nhà thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.

*Văn hóa, giáo dục:

- Bắt nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

- Dịch sách chữ Nôm, quy định lại quy chế thi cử, học tập.

*Quân sự:

- Củng cố quốc phòng, quân sự, chế tạo súng (thần cơ).

- Xây dựng thành Tây Đô, thành Đa Bang (phòng thủ)

b. Tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly.

- Tác dụng:

+ Ổn định tình hình xã hội.

+ Hạn chế tập trung ruộng đất của quý tộc.

+ Văn hóa, giáo duc mang đậm tính dân tộc.

+ Làm suy yếu thế lực họ Trần.

- Hạn chế:

Chưa triệt để, chưa phù hợp với thực tế, chưa giải quyết dược những yêu cầu bức thiết của cuộc sống của đông đảo nhân dân, không hợp với lòng dân.

=> Triều Hồ khó vững.

III. Cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ

a. Cuộc xâm lược của quân Minh

*Âm mưu:

- Nêu khẩu hiệu “Phù Trần diệt Hồ”.

- Chuẩn bị: 20 vạn quân + hàng chục vạn phu.

*Diễn biến:

- Tháng 11-1406, quân Minh kéo quân sang xâm lược nước ta.

- Nhanh chóng chiếm được: Lạng Sơn => Đa Bang => Đông Đô => Hà Tĩnh (Nhà Hồ thất bại vào tháng 6-1407)

b. Nguyên nhân thất bại:

- Không tạo nên được 1 cuộc chiến tranh nhân dân.

- Chính sách của nhà Hồ không hợp lòng dân.

- Thiên về phòng thủ, bị động.