I. Tác động của quá trình giao lưu thương mại ở Đông Nam Á (từ đầu Công nguyên đến thế kỉ XIX)
Mở đầu: Ngay từ đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á có thể đóng được thuyền lớn, đi biển được nhiều ngày, buôn bán với nhiều quốc gia, trong đó có Ấn Độ và Trung Quốc.
- Vào những thế kỉ đầu Công nguyên, nhu cầu trao đổi hàng hóa giữa Trung Quốc, Ấn Độ và xa hơn là Địa Trung Hải đã mở ra tuyến đường thương mại quan trọng trên vùng biển Đông Nam Á. Thuyền buôn của nhiều nước trên thế giới đã có mặt tại đây, mở ra quá trình giao lưu thương mại giữa Đông Nam á với thế giới bên ngoài.
- Trên con đường giao thương qua vùng biển lúc bấy giờ, Đông Nam Á không chỉ là nơi cung cấp nước ngọt, lương thực mà còn là nơi trao dổi những sản vật có giá trị như hồ tiêu, đậu khấu, ngọc trai, san hô,… đặc biệt là trầm hương một mặt hàng có giá trị cao.
- Nhiều nơi ở khu vực Đông Nam Á trở thành trung tâm buôn bán và trao đổi sản vật, hàng hóa nổi tiếng như Óc Eo, Trà Kiệu, Pa-lem-bang,…
- Giao lưu thương mại đã thúc đẩy giao lưu văn hóa, tác động trực tiếp đến sự ra đời và phát triển các vương quốc cổ Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.
II. Tác động của quá trình giao lưu văn hóa
a, Tín ngưỡng, tôn giáo
- Do vị trí nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, từ lâu khu vực Đông Nam Á được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải nên Đông Nam Á đã có sự giao thoa với văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc.
- Trong quá trình lịch sử, cư dân Đông Nam Á có nhiều tín ngưỡng dân gian như: tín ngưỡng phồn thực, tục thờ cúng tổ tiên, thờ mưa,…
- Các tín ngưỡng bản địa đã có sự dung hợp với Ấn Độ giáo (từ Ấn Độ), Phật giáo (từ Ấn Độ đến Trung Quốc). Trong đó, các quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đều có tín ngưỡng Thần-Vua (Cham-pa, Chân Lạp,…).
b, Chữ viết, văn học
* Chữ viết: Tiếng Sankrit của Ấn Độ đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền tải. Từ chữ Sankrit, các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết đặc trưng cho quốc gia mình.Đến thế kỷ X các nước Đông Nam Á chưa có chữ viết trong khi đó Ấn Độ giáo và Phật giáo du nhập phố biến ở các quốc gia Đông Nam Á. Tiếng Pali, Sanskrit, tiếng Hán không những đóng vai trò ngôn ngữ trong truyền giáo mà còn đóng vai trò ngôn ngữ văn học ở các quốc gia Đông Nam Á, trên cơ sở đó các quốc gia Đông Nam Á đã vay mượn trực tiếp chữ viết của Ấn Độ, Trung Quốc sau đó cư dân Đông Nam Á mới dựa trên những mẫu chữ đó để sáng tạo ra chữ viết riêng của mình. Thứ chữ viết này được chủ yếu sử dụng trong các quốc gia cổ đại ở Đông Nam Á.
* Văn học:
Dòng chảy văn học của Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng nhất định từ Ấn Độ. Điều đó thể hiện rõ nét nhất trong các tác phẩm đậm đà bản sắc dân gian như: Ramayana, Mahabharta, Jakarta, Panchatantra... Thời kỳ đầu của văn học thành văn ( thế kỷ X – XIV ) tiếng Pali, Sanskrit, Hán đóng vai trò quan trọng trong ngôn ngữ văn học.
c, Kiến trúc- điêu khắc
+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng đậm nét của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo,
+ Kiểu kiến trúc An Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á là kiến trúc đền - núi, như đền Bô-rô-bu-đua, Laro Glong-grang (In-đô-nê-x-a), khu di tích Mỹ Sơn (Việt Nam),...
+ Nghệ thuật điều khắc Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng rõ rệt của An Độ với các loại hình chủ yếu là phủ điều, các bức chạm nỗi, tượng thần, Phật,...