Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

I. Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh

Quá trình

Nội sinh

Ngoại sinh

Khái niệm

Là các quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất (lớp man-ti)

Là các quá trình xảy ra bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất

Nguyên nhân

Liên quan tới nguồn năng lượng được sinh ra trong lòng Trái Đất.

+ Năng lượng của sự phân hủy các chất phóng xạ

+ Năng lượng của sự dịch chuyển các mảng kiến tạo,…

Do nguồn năng lượng chủ yếu là bức xạ Mặt Trời.

Biểu hiện

- Di chuyển các mảng kiến tạo (tạo núi, hẻm vực, động đất, núi lửa…)

- Nén ép các lớp đất đá => uốn nếp, đứt gãy

- Gây ra động đất, núi lửa

+ Phá hủy đất đá chỗ này, vận chuyển và bồi tụ chỗ khác.

+ Thông qua nước chảy, gió thổi, băng hà, sóng biển và hoạt động của sinh vật.

Kết quả

Hình thành các dạng địa hình, làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề.

+ Làm thay đổi bề mặt địa hình Trái Đất.

+ Hình thành nên các dạng địa hình độc đáo.

+ Xu hướng san bằng bề mặt địa hình Trái Đất.

=> Kết luận: Quá trình nội sinh và ngoại sinh có tác động ngược nhau nhưng diễn ra đồng thời với nhau

Quá trình nội sinh và ngoại sinh

II. Các dạng địa hình chính trên Trái Đất

1. Núi

- Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất, có độ cao thường trên 500 m so với mực nước biển.

Núi

- Núi có phần đỉnh núi, sườn núi và chân núi.

- Dưới chân núi là thung lũng – nơi tích tụ các sản phẩm bị xâm thực được vận chuyển từ sườn núi xuống.

- Phân loại núi:

 + Dựa vào độ cao, người ta chia ra thành núi thấp, núi trung bình và múi cao.

 + Dựa vào thời gian hình thành, người ta chia ra thành núi già và núi trẻ.

2. Đồng bằng

Đồng bằng

- Đồng bằng là dạng địa hình thấp, bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng, có độ cao thường dưới 200 m so với mực nước biển. Đồng bằng có độ cao từ 200 m đến 500 m gọi là đồng bằng cao.

- Đồng bằng có hai nguồn gốc hình thành chính là bóc mòn và bồi tụ:

 + Đồng bằng bóc mòn phần lớn là do băng hà.

 + Đồng bằng bồi tụ có thể do phù sa sông, cũng có thể do phù sa biển.

3. Cao nguyên

cao nguyên

- Cao nguyên là vùng rộng lớn, địa linh tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng, có độ cao từ 500 m đến 1000 m so với mực nước biển.

- Cao nguyên thường có ít nhất một sườn dốc đổ xuống vùng đất thấp hơn.

4. Đồi

- Đồi là dạng địa hình nhỏ cao, đỉnh tròn, sườn thoại, có độ cao tính từ chân đổi đến đỉnh đồi không quá 200 m.

Đồi

- Ở vùng chuyển tiếp giữa núi với đồng bằng thường có nhiều đồi.

- Đồi thường tập trung thành vùng.

5. Địa hình cac-xtơ

- Địa hình các-xtơ là dạng địa linh độc đảo, được hình thành cho các loại đã bị hoà tan bởi nước tự nhiên như đá vôi và một số loại đã đã hoà tan khác.

Địa hình cac-xto

- Địa hình các-xtơ rất phổ biến ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Ở vùng núi đá với thương hình thành những hang động kỳ ảo rất có giá trị du lịch.

III. Khoáng sản

Khoảng sản là những khoáng vật và khoáng chất có ích trong tự nhiên nằm trong vỏ Trái Đất mà con người có thể khai thác để sử dụng trong sản xuất và đời sống.

- Gồm 3 nhóm:

+ Năng lượng (nhiên liệu): than, dầu mỏ,...

+ Kim loại: đen (sắt, man-gan,...), màu (đồng, vàng,...).

+ Phi kim loại: muối mỏ, đá vôi,...

- Khoáng sản có hạn, trong khi thời gian hình thành dài hàng triệu năm => cần có ý thức bảo vệ và sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản.

các loại khoáng sản