I. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
- Đời sống vật chất:
+ Nhà ở: Cư dân Văn Lang sống trong các chiềng chạ ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển. Nhà ở phổ biến là nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá, có cầu thang lên, tránh thú dữ,…
+ Sản xuất: Nghề chính của cư dân Văn Lang là trồng lúa nước. Ngoài ra, họ còn biết chăn nuôi, đánh bắt cá và làm các nghề thủ công, trong đó nghề luyện kim và kĩ thuật đúc đồng đạt đến đỉnh cao. Đồ ăn chính hàng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cá,…
+ Trang phục: Ngày thường nam đóng khố, mình trần, đi chân đất, nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. Ngày lễ, nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hoặc bông lau. Mái tóc cắt ngắn hoặc búi tó. Họ thích đeo các đồ trang sức nhưng vòng tay, khuyên tai bằng đá, đồng.
+ Phương tiện đi lại: Chủ yếu là thuyền…
- Đời sống tinh thần của người dân Văn Lang:
+ Nhiều lễ hội được tổ chức hằng năm, trong những dịp đó mọi người thích hóa trang, vui chơi, nhảy múa, ca hát…
+ Cư dân Văn Lang có tục gói bánh chưng, làm bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình..
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ các thần sông, núi, Mặt Trời, Mặt Trăng, chôn cất người chết kèm theo công cụ, đồ dùng hằng ngày hoặc trang sức quý giá.
II. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc
- Đời sống vật chất:
+ Nông nghiệp, thủ công nghiệp tiếp tục phát triển trên cơ sở những thành tựu đạt được từ thời Văn Lang. Cư dân Âu Lạc gieo trồng được lúa và các loại rau, củ, quả. Nghề gốm và xây dựng ngày càng tiến bộ. Cư dân Âu Lạc rất giỏi nghề luyện kim, đúc đồng.
+ Nhờ sản xuất phát triển, đời sống vật chất của cư dân Âu Lạc được nâng cao. Ngoài đồ ăn quen thuộc (cơm, nếp, cơm tẻ, rau, cá,…), cư dân còn ăn nhiều loại quả như chuối, cam,… Họ còn biết làm muối, mắm cá và dùng gừng làm gia vị.
+ Do nghề dệt phát triển, cư dân Âu Lạc đã mặc nhiều loại vải may từ sợi đay, tơ tằm,…
+ Các đồ dùng sinh hoạt trong gia đình như: bình, vỏ, thạp, mâm, chậu, bát.làm bằng đồng, gốm hoặc tre, nứa, mây và phong phú hơn.
- Đời sống tinh thần:
+ Các tín ngưỡng , phong tục tập quán cũ vẫn duy trì và phát triển.
+ Nhiều lễ hội được tổ chức hằng năm.
Mở rộng:
Vào ngày 6 tháng Giêng (âm lịch) hằng năm, lễ hội Cổ Loa được tổ chức tại Khu di tích thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ công lao của An Dương Vương và thể hiện đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, đồng thời duy trì, bảo tồn và phát huy hoạt động văn hóa truyền thống, giá trị di sản vật thể và phi vật thể của Khu di tích thành Cổ Loa.