X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z không no chứa một liên kết C = C). Đốt cháy 20,3 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với oxi vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 36,9 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 20,3 gam E với 100 ml dung dịch NaOH 2,5M (vừa đủ), thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp gồm 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. Khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn hơn trong hỗn hợp F là
Trả lời bởi giáo viên
nE = nNaOH = 0,25 (mol) => nO (E) = 0,5 (mol)
Gọi a, b lần lượt là số mol CO2 và H2O
∆mGIẢM = mCO2 + mH2O - m↓
=> 44a + 18b – 100a = -36,9 (1)
mE = mC + mH + mO
=> 12a + 2b + 0,5.16 = 20,3 (2)
Từ (1) và (2) => a = 0,9 và b = 0,75 (mol)
Số C = nCO2/ nE = 0,9/0,5 = 1,8 => X là HCOOCH3
Vì X, Y đều có 2 liên kết pi trong phân tử nên khi đốt cháy có:
nY + nZ = nCO2 – nH2O = 0,15 (mol)
=> nX = nE – 0,15 = 0,1 (mol)
Vậy nếu đốt Y và Z sẽ thu được: nCO2 = 0,9 – 0,1.2 = 0,7 (mol)
=> Số C trung bình của Y, Z = 0,7/0,15 = 4,67
Y là: CH2=CH-COOCH3
Do sản phẩm xà phòng hóa chỉ có 2 muối và 2 ancol kế tiếp nên Z là: CH2=CH-COOC2H5.
Vậy muối có phân tử khối lớn nhất là CH2=CH-COONa : 0,15 mol
=> mmuối = 0,15.94 = 14,1 (g)
Hướng dẫn giải:
nE = nNaOH = 0,25 (mol) => nO (E) = 0,5 (mol)
Gọi a, b lần lượt là số mol CO2 và H2O
∆mGIẢM = mCO2 + mH2O - m↓ (1)
mE = mC + mH + mO (2)
Từ (1) và (2) => a = ? và b = ? (mol)
Số C = nCO2/ nE = ? => X là HCOOCH3
nY + nZ = nCO2 – nH2O = ? (mol)
=> nX = nE – ( nY + nZ ) = ? (mol)
=> Số C trung bình của Y, Z = nCO2 (đốt cháy Y, Z)/ n(Y+Z) = ?
=> CTCT của Y, Z