Câu hỏi:
2 năm trước

Trong các phân số \(\dfrac{5}{{14}};\dfrac{1}{{20}};\dfrac{3}{{75}};\dfrac{{ - 11}}{{ - 100}};\dfrac{6}{{15}}\). Có bao nhiêu phân số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn?

Trả lời bởi giáo viên

Đáp án đúng: a

Ta có:

\(14 = 2.7\) nên phân số \(\dfrac{5}{{14}}\) viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

\(20 = {2^2}.5\) nên phân số \(\dfrac{1}{{20}}\) viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.

\(\dfrac{3}{{75}} = \dfrac{1}{{25}}\) có \(25 = {5^2}\) nên phân số \(\dfrac{3}{{75}}\) viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.

\(\dfrac{{ - 11}}{{ - 100}} = \dfrac{{11}}{{100}}\) có \(100 = {2^2}{.5^2}\) nên phân số \(\dfrac{{ - 11}}{{ - 100}}\) viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.

\(\dfrac{6}{{15}} = \dfrac{2}{5}\) có \(5 = 5\) nên phân số \(\dfrac{6}{{15}}\) viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.

Như vậy, trong năm phân số \(\dfrac{5}{{14}};\dfrac{1}{{20}};\dfrac{3}{{75}};\dfrac{{ - 11}}{{ - 100}};\dfrac{6}{{15}}\) có một phân số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Hướng dẫn giải:

Bước 1: Viết phân số dưới dạng phân số tối giản với mẫu số dương

Bước 2: Phân tích mẫu số ra thừa số nguyên tố

Bước 3: Nếu mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn. Nếu mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

Câu hỏi khác