Hỗn hợp E gồm X, Y là hai axit đồng đẳng kế tiếp; Z, T là 2 este (đều hai chức, mạch hở; Y và Z là đồng phân của nhau; MT – MZ = 14). Đốt cháy hoàn toàn 12,84 gam E cần vừa đủ 0,37 mol O2, thu được CO2 và H2O. Mặt khác, cho 12,84 gam E phản ứng vừa đủ với 220 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp muối khan G của các axit cacboxylic và 2,8 gam hỗn hợp 3 ancol có cùng số mol. Khối lượng muối của axit có phân tử khối lớn nhất trong G là
Trả lời bởi giáo viên
nNaOH = 0,22 => nO (E) = 0,44 mol
Đốt E tạo ra a mol CO2 và b mol H2O
Bảo toàn O => 2a + b = 0,44 + 0,37.2
Bảo toàn khối lượng : 44a + 18b = 12,84 + 0,37.32
=> a = 0,43 và b = 0,32
Y và Z là đồng phân nên tất cả các chất trong E đều 2 chức => nE = nNaOH / 2 = 0,11
Dễ thấy nE = a – b nên E chứa các chất no, mạch hở
Số C = $\dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_E}}}$ = 3,91
Do este 2 chức ít nhất 4C nên X là CH2(COOH)2 (x mol) và Y là C2H4(COOH)2 (y mol)
Sản phẩm là 3 ancol nên Z là (HCOO)2C2H4 (z mol) và T là CH3-OOC-COO-C2H5
Do các ancol có số mol bằng nhau nên nT = z
nE = x + y + 2z = 0,11
nCO2 = 3x + 4y + 4z + 5z = 0,43
mancol = 62z + 32z + 46z = 2,8
=> x = 0,03; y = 0,04; z = 0,02
=> mC2H4(COONa)2 = 6,48
Hướng dẫn giải:
+) Từ nNaOH => nO (E)
Đốt E tạo ra a mol CO2 và b mol H2O
+) Bảo toàn O => PT (1) ẩn a, b
+) Bảo toàn khối lượng => PT (2) ẩn a, b
Y và Z là đồng phân nên tất cả các chất trong E đều 2 chức => nE = $\dfrac{{{n_{NaOH}}}}{2}$
+) Vì nE = a – b nên E chứa các axit và este 2 chức, no, mạch hở
+) Tính số $\bar C = \frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_E}}}$ => biện luận tìm các chất trong hỗn hợp E
+) Gọi số mol X, Y, Z lần lượt là x, y, z mol
+) Từ số mol E => PT (3)
+) Từ số mol CO2 => PT (4)
Do các ancol có số mol bằng nhau nên nT = nZ = z
Từ khối lượng ancol => PT (5)
Giải hệ và tính mC2H4(COONa)2