Điền số thích hợp vào ô trống:
Một hình hộp chữ nhật có chiều dài \(27cm\), chiều rộng bằng \(\dfrac{2}{3}\) chiều dài và chiều cao \(1,2dm\).
Vậy hình hộp chữ nhật đó có diện tích xung quanh là
\(c{m^2}\); diện tích toàn phần là
\(cm^2\).
Trả lời bởi giáo viên
Một hình hộp chữ nhật có chiều dài \(27cm\), chiều rộng bằng \(\dfrac{2}{3}\) chiều dài và chiều cao \(1,2dm\).
Vậy hình hộp chữ nhật đó có diện tích xung quanh là
\(c{m^2}\); diện tích toàn phần là
\(cm^2\).
Đổi \(1,2dm = 12cm\).
Chiều rộng của hình hộp chữ nhật là:
\(27 \times \dfrac{2}{3} = 18\;(cm)\)
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
\((27 + 18) \times 2 \times 12 = 1080\;(c{m^2})\)
Diện tích đáy của hình hộp chữ nhật là:
\(27 \times 18 = 486\;(c{m^2})\)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:
\(1080 + 486 \times 2 = 2052\;(c{m^2})\)
Đáp số: Diện tích xung quanh: \(1080c{m^2}\);
Diện tích toàn phần: \(2052c{m^2}\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là \(1080\,;\,\,2052\).
Hướng dẫn giải:
- Đổi \(1,2dm = 12cm\) (vì các kích thước của hình hộp chữ nhật chưa cùng đơn vị đo).
- Tính chiều rộng của hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với \(\dfrac{2}{3}\) hoặc lấy chiều dài chia cho \(3\) rồi nhân với \(2\).
- Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi đáy nhân với chiều cao.
- Tính diện tích đáy ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng.
- Tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích hai đáy.
Giải thích thêm:
- Nếu ba kích thước của hình hộp chữ nhật chưa cùng đơn vị đo thì ta phải đổi chúng về cùng một đơn vị đo rồi tính diện tích xung quanh hay diện tích toàn phần.
- Khi tính diện tích toàn phần một số học sinh làm sai khi chỉ lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích một đáy.