Có các dung dịch riêng biệt: AlCl3; H2SO4; FeCl2; FeCl3 dư; CuSO4; H2SO4 có lẫn CuSO4. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Zn nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
Trả lời bởi giáo viên
- Zn không bị ăn mòn trong AlCl3
- Zn+ H2SO4 : ăn mòn hóa học vì không hình thành 2 điện cực mới
- Zn + FeCl2 → ZnCl2 + Fe : ăn mòn điện hóa vì hình thành 2 điện cực Fe và Zn. Hai điện cực tiếp xúc với nhau và tiếp xúc với dung dịch điện li
- Zn + CuSO4: ăn mòn điện hóa vì hình thành 2 điện cực Cu và Zn. Hai điện cực tiếp xúc với nhau và tiếp xúc với dung dịch điện li
- Zn + FeCl3 dư: ăn mòn hóa học vì không hình thành 2 điện cực mới
- Zn+ H2SO4 → ZnSO4 + H2 (ăn mòn hóa học vì không hình thành 2 điện cực mới)
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
→ Cu sinh ra bám vào thanh kẽm và hình thành 2 điện cực Zn - Cu cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li
→ xảy ra ăn mòn điện hóa
Hướng dẫn giải:
Dựa vào lí thuyết ăn mòn kim loại, xét các trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa.