Cho các nhận xét sau:
1. Khi cho anilin vào dung dịch HCl dư thì tạo thành dung dịch đồng nhất trong suốt.
2. Khi sục CO2 vào dung dịch natriphenolat thì thấy vẩn đục
3. Khi cho Cu(OH)2 vào dung dịch glucozơ có chứa NaOH ở nhiệt độ thường thì xuất hiện kết tủa đỏ gạch.
4. Dung dịch HCl, dung dịch NaOH, đều có thể nhận biết anilin và phenol trong các lọ riêng biệt.
5. Để nhận biết glixerol và saccarozơ có thể dùng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm và đun nóng.
Số nhận xét đúng là:
Trả lời bởi giáo viên
1. đúng vì có phản ứng: C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl (muối tan)
2. đúng vì CO2 + C6H5ONa + H2O → C6H5OH(vẩn đục) + NaHCO3
3. Sai vì ở nhiệt độ thường chỉ xảy ra phản ứng của Cu(OH)2 với các nhóm -OH kề nhau của gluco zơ tạo dung dịch màu xanh lam, phải khi đun nóng mới xảy ra phản ứng của Cu(OH)2/OH- với gốc -CHO trong glucozơ tạo kết tủa đỏ gạch.
4. đúng, nếu dùng HCl để phân biệt thì lọ trong suốt là anlinin, lọ vẩn đục là phenol; còn dùng NaOH để nhận biết thì ngược lại
5. Đúng, vì gluco zơ có phản ứng với Cu(OH)2/OH- đun nóng cho kết tủa đỏ gạch, còn glixerol chỉ cho dd màu xanh thẫm
=> có 4 phát biểu đúng
Hướng dẫn giải:
Xem lại lý thuyết về phenol, anilin, cacbonhidrat để xem nhận định là đúng hay sai