Ý nghĩa đôi bàn tay Tnú.
Dàn ý
- Tố cáo tội ác man rợ của kẻ thù, hun đúc lòng căm thù của dân làng.
- Ca ngợi tinh thần kiên trung của người thanh niên Cách mạng.
- Là động lực thúc đẩy dân làng Xô Man theo cụ Mết vào rừng tìm vũ khí, đốt đuốc xà nu đồng khởi.
- Làm sáng tỏ chân lí cụ Mết đã nói: “Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”
- Đó là bàn tay của tình cảm con người, là bàn tay báo thù khi chỉ với hai đốt tay mỗi ngón Tnú đã bóp chết kẻ thù..
Bài mẫu
“Rừng xà nu” một trong những tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Trung Thành. Trong tác phẩm có rất hiều chi tiết mà nhà văn xây dựng gây ấn tuộng mạnh mẽ tới người đọc. Đặc biệt chi tiết bàn tay Tnu mà Nguyễn Trung Thành khắc họa lại có sức lay động mạnh mẽ đến bạn đọc.
Bàn tay Tnu xuất hiện xuyên suốt tác phẩm, gắn liền với cuộc đời bi tráng của anh. Đây cũng là một chi tiết được Nguyễn Trung Thành dụng công xây dựng và có ý nghĩa sâu sắc.
Khi đôi tay của Tnu còn lành lặn, đôi bàn tay ấy là đôi bàn tay nghĩa tình của một con người sớm giác ngộ cách mạng. Bàn tay của Tnu đã nuôi giấu và tiếp tế cho các cán bộ cách mạng. Bàn tay ấy cũng làm cong tác giao liên cho anh Quyết. Bàn tay của Tnu viết những nét chữ đầu tiên với mong muốn học chữ để sau này tiếp bước con đường của anh Quyết trên con đường cách mạng. Bởi anh Quyết từng nói với Tnu: “Không học chữ sao làm được cán bộ giỏi”.
Đôi bàn tay của Tnu từng cầm đá đập vào đầu mình, máu chảy ròng ròng khi học chữ thua Mai. Qua chi tiết này có thể thấy được sự nóng nảy, bộc trực của Tnu. Đó cũng là tính cách chân thực của con người này, luôn bộc lột trực tiếp và mạnh mẽ những cảm xúc và suy nghĩ trong lòng mình, không giấu giếm.
Bàn tay của Tnu là bàn tay đau thương. Giặc đốt 10 đầu ngón tay của anh bằng giẻ tầm dầu xà nu. Biết baoo đau đớn mà người con làng Xô Man phải chịu đựng. Sự tra tấn của kẻ thù cũng thật dã man, tàn ác. Mười đầu ngón tay của anh bị dốt cháy và anh phải trở thành người tật nguyền, mỗi ngón chỉ còn hai đốt. Bàn tay này cũng là biểu tượng cho những nỗi đau chồng chất của Tnu. Không chỉ mình anh chịu sự đau đớn này mà cả những người thân, là vợ con anh cũng phải chịu sự tra tấn, bị giết bởi kẻ thù. Tnu không cứu được vợ con mình, đây cũng chính là nỗi đau dằng xé trong lòng anh. Nhưng chiến đấu làm sao được khi Tnu không có vũ khí, không có gậy gộc còn bọn giặc không chỉ đông về số lượng mà chúng còn có vũ khí trong tay.
Mặc dù đôi bàn tay tật nguyền ấy bị hủy họa nhưng cũng từ đôi bàn tay ấy, Tnu đã cầm vũ khí tham gia lực lượng giải phóng quân. Anh trực tiếp cầm súng để chiến đấu giành độc lập cho quê hương. Đôi bàn tay ấy cũng giúp người đọc hình dung ra được sự chuyển biến trong phương thức đấu tranh thời bấy giờ. Từ đấu tranh chính trị chuyển sang đấu tranh vũ trang, từ hai bàn tay của người nông dân, không vũ khí,nay chuyển thành tự trang bị vũ khí để đấu tranh, tiêu diệt kẻ thù.
Đôi bàn tay Tnu cũng là đôi bàn tay anh hùng. Tnu đã lập được nhiều chiến công ngay cả khi đôi tay anh không còn nguyên vẹn. Anh bóp chết tên chỉ huy đồn giặc khi hắn đang cố thủ trong tầm ngắm.
Có thể thấy rằng, hình ảnh đôi bàn tay của Tnu là hình ảnh đầy sức ám ảnh đối với người đọc. Từ đôi bàn tay của Tnu, chúng ta hình dung ra được cuộc đời chịu nhiều mất mát và hi sinh của Tnu. Nhưng trên hết đó là sự kiên cường anh dũng và bất khuất của người con Tây Nguyên.