Đề bài
Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn "Rừng xà nu" - Nguyễn Trung Thành
Lời giải chi tiết
I. MỞ BÀI
- "Rừng xà nu" truyện ngắn của Nguyễn Trung Thành tiêu biểu cho “khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn” của văn học Việt Nam thời kì 1945 – 1975. Chủ đề của tác phẩm được bộc lộ sâu sắc do ý nghĩa khái quát và giàu chất lãng mãn, tạo hình của hình tượng cây xà nu.
II. THÂN BÀI
Nguyễn Trung Thành đã chọn một loại cây rất gần gũi với đời sống của đồng bào Tây Nguyên để tượng trưng cho sức sống mãnh liệt và phẩm chất anh hùng của dân làng Xô Man, nhân dân Tây Nguyên trong công cuộc chống Mỹ cứu nước.
a) Cách tả cảnh“rừng xà nu” và "cây xà nu”
+ Trong truyện, Nguyễn Trung Thành gần 20 lần nói đến rừng xà nu ở nhiều góc độ khác nhau: cây xà nu, nhựa xà nu, ngọn xà nu, đồi xà nu, khói xà nu, lửa xà nu, dầu xà nu, v.v... và khái quát, bao trùm là rừng xà nu.
+ Cây xà nu sinh sôi nảy nở nhanh mạnh bạt ngàn: “sinh sôi nảy nở khỏe… ham ánh sáng mặt trời”, trải dài ra “đến hết tầm mắt... nối tiếp tới chân trời”.
+ Cây xà nu có sức sống mãnh liệt: “cạnh một cây mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn như mũi tên lao thẳng lên trời”, “có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê”, “ đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng”.
+ Chất sử thi của truyện ngắn được tạo bởi hình tượng xây xà nu. Nó được khai thác từ nhiều góc độ, lặp đi lặp lại nhiều lần: đồi xà nu (4 lần), rừng xà nu(5 lần) với “hàng vạn cây” “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng
b) Rừng xù nu biểu tượng cho con người - dân làng Xô Man nói riêng, đồng bào Tây Nguyên nói chung
+ Hình tượng cây xà nu đẹp như hình tượng thơ, tượng trưng cho thế hệ trẻ của làng Xô Man bất khuât, gắn bó với cách mạng như Mai, Dít, Tnú, v.v...
+ Hình ảnh cụ Mết - tiêu biểu cho sức sống quật khởi của làng Xô người nuôi giữ ngọn lửa khát vọng tự do, gắn bó với Đảng, với cách mạng cũng được ví “như một cây xà nu lớn”.
+ “Cả rừng Xô Man ào ào rung động và lửa cháy khắp rừng...” là hình ảnh đồng khởi” mãnh liệt của dân làng Xô Man.
+ Rừng cây xà nu và con người làng Xô Man tuy hai mà một, mang ý nghĩa biểu tượng rất cao đẹp và sâu sắc.
III. KẾT BÀI
- Hình tượng cây xà nu là một sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Trung Thành. Nhà văn đã lựa chọn hành ảnh cây xà nu và đem lại cho nó những ý nghĩa mới, đã miêu tả nó đậm nét, đầy ấn tượng - từ đó mà chủ đề của tác phẩm đã được bộc lộ rõ rệt và sâu sắc.