1. Ngành thủy sản
a. Điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản
* Điều kiện tự nhiên:
- Thuận lợi:
+ Đường bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.
+ Nguồn lợi hải sản rất phong phú.
+ Có nhiều ngư trường (4 ngư trường trọng điểm): Cà Mau - Kiên Giang, Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng - Quảng Ninh, Hoàng Sa - Trường Sa.
+ Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, rừng ngập mặn; nhiều sông, suối, kênh, rạch…;
+ Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển.
+ Nhân dân có nhiều kinh nghiệm nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, phương tiện ngày càng phát triển, thị trường mở rộng…
- Khó khăn: Thiên tai, bão lũ, gió mùa Đông Bắc thường xuyên xảy ra, thiếu vốn đầu tư, chất lượng chế biến còn hạn chế…
b. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
* Tình hình chung:
- Ngành thủy sản có bước phát triển đột phá.
- Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao.
* Khai thác thủy sản:
- Sản lượng khai thác liên tục tăng.
- Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản.
- Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận và Cà Mau (4 tỉnh chiếm 38% sản lượng thủy sản khai thác cả nước).
Bảng 24.1. Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản qua một số năm
* Nuôi trồng thủy sản:
- Nuôi tôm:
+ Nghề nuôi tôm nước lợ (tôm sú, tôm he, tôm rảo, ...) và tôm càng xanh phát triển mạnh.
+ Kĩ thuật nuôi tôm đi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp.
+ Vùng nuôi tôm lớn nhất: Đồng bằng sông Cửu Long, nổi bật các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh và Kiên Giang. Nghề nuôi tôm cũng đang phát triển mạnh ở hầu hết các tỉnh duyên hải.
+ Tính đến năm 2005, sản lượng tôm nuôi đã lên tới 327194 tấn, riêng Đồng bằng sông Cửu Long là 265.761 tấn (chiếm 81,2%).
- Nuôi cá nước ngọt:
+ Cũng phát triển, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng (nổi bật là An Giang)
+ Tính đến năm 2005, sản lượng cá nuôi đã lên tới 179 triệu tấn.
Bảng 24.2. Sản lượng tôm nuôi, cá nuôi năm 1995 và 2005 phân theo vùng