Đề bài
Cho bảng số liệu:
a) Hãy tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng (lấy năm 1990 = 100%).
b) Dựa trên số liệu vừa tính, hãy vẽ trên cùng hệ trục tọa độ các đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng.
c) Nhận xét về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi trên phản ánh điều gì trong sản xuất lương thực và trong việc phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Công thức tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng (lấy năm 1990 = 100%):
Tốc độ tăng trưởng giá trị năm sau (%) = Giá trị sản xuất năm sau : Giá trị sản xuất năm gốc (năm 1990) x 100.
Ví dụ: Tốc độ tăng trưởng lương thực năm 1995 = 42 110,4 : 33 289,6 x 100 = 126,5%.
- Cách vẽ biểu đồ đường biểu diễn:
+ Vẽ trục tung thể hiện giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng (đơn vị: tỉ đồng), trục hoành thể hiện năm (khoảng cách năm đều nhau).
+ Lấy năm 1990 = 100% (tất cả các nhóm cây trồng), sau đó lần lượt thể hiện giá trị của các nhóm cây trồng còn lại dựa trên tốc độ tăng trưởng giá trị đã tính ở mục a.
+ Ghi chú số liệu lên các đường biểu diễn.
+ Ghi chú giải và tên biểu đồ.
- Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ để rút ra nhận xét.
Lời giải chi tiết
a) Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng
b) Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng giai đoạn 1990 - 2005 (tỉ đồng)
c) Nhận xét:
- Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi giá trị sản xuất ngành trồng trọt:
+ Cây công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (382,3% năm 2005), tiếp đến là rau đậu (256,8%), cả hai nhóm này đều có tốc độ tăng trưởng cao hơn ngành trồng trọt nói chung (217,6%). Tỉ trọng cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt có xu hướng tăng lên.
+ Cây lương thực, cây ăn quả và các loại cây khác có tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng ngành trồng trọt (lần lượt là 191,8%; 160,0% và 142,3%). Tỉ trọng ba nhóm cây này trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt có xu hướng giảm.
- Sự thay đổi trên phản ánh:
+ Trong sản xuất lương thực, thực phẩm đã có sự đa dạng hóa sản phẩm, các loại rau đậu được đẩy mạnh phát triển.
+ Nền nông nghiệp nhiệt đới ngày càng được phát huy thế mạnh với việc tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị cao.