Giáo án Vật lý 11 bài 34: Kính thiên văn mới nhất

BÀI 34: KÍNH THIÊN VĂN

I. MỤC TIÊU

+ Nêu được công dụng của kính thiên văn và cấu tạo của kính thiên văn khúc xạ.

+ Vẽ được đường truyền của chùm tia sáng qua kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực.

+ Thiết lập và vận dụng được công thức tính số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực.

II. CHUẨN BỊ

Giáo viên: Kính thiên văn loại nhỏ dùng trong phòng thí nghiệm. Tranh vẽ cấu tạo kính thiên văn và đường truyền của chùm tia sáng qua kính thiên văn.

Học sinh: Mượn, mang đến lớp các ống nhòm đồ chơi hoặc ống nhòm quân sự để sử dụng trong giờ học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY –HỌC

A. KHỞI ĐỘNG (5 PHÚT)(5 phút) : Kiểm tra bài cũ : Nêu cấu tạo, viết công thức về dộ bội giác của kính hiễn vi.

B. TÌM HIỂU BÀI MỚI (15 phút) : Tìm hiểu công dụng và cấu tạo của kính thiên văn.

Hoạt động của thầy và trò

TG

Nội dung cơ bản

Cho học sinh quan sát các vật ở rất xa bằng mắt thường và bằng ống nhòm.

Yêu cầu học sinh nêu công dụng của kính thiên văn.

Giới thiệu tranh vẽ cấu tạo kính thiên văn.

Giới thiệu cấu tạo kính thiên văn.

 

I. Công dụng và cấu tạo của kính thiên văn

+ Kính thiên văn là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt, có tác dụng tạo ảnh có góc trông lớn đối với các vật ở xa.

+ Kính thiên văn gồm:

Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài (và dm đến vài m).

Thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (vài cm).

Vật kính và thị kính đặt đồng trục, khoảng cách giữa chúng thayđổi được.

Hoạt động 3(10 phút) : Tìm hiểu sự tạo ảnh bởi kính thiên văn.

Hoạt động của thầy và trò

TG

Nội dung cơ bản

Giới thiệu tranh vẽ sự tạo ảnh qua kính thiên văn.

Yêu cầu học sinh trình bày sự tạo ảnh qua kính thiên văn.

Yêu cầu học sinh thực hiện C1.

Yêu cầu học sinh cho biết khi ngắm chừng ở vô cực thì ảnh trung gian ở vị trí nào.

 

II. Sự tạo ảnh bởi kính thiên văn

Hướng trục của kính thiên văn đến vật AB ở rất xa cần quan sát để thu ảnh thật A1B1 trên tiêu diện ảnh của vật kính. Sau đó thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính để ảnh cuối cùng A2B2 qua thị kính là ảnh ảo, nằm trong giới hạn nhìn rỏ của mắt và góc trông ảnh phải lớn hơn năng suất phân li của mắt.

Mắt đặt sau thị kính để quan sát ảnh ảo này.

Để có thể quan sát trong một thời gian dài mà không bị mỏi mắt, ta phải đưa ảnh cuối cùng ra vô cực: ngắm chừng ở vô cực.

Hoạt động 4 (10 phút) : Tìm hiểu số bội giác của kính thiên văn.

Hoạt động của thầy và trò

TG

Nội dung cơ bản

Giới thiệu tranh vẽ hình 34.4.

Hướng dẫn hs lập số bội giác.

Ảnh đính kèm

 

III. Số bội giác của kính thiên văn

Khi ngắm chừng ở vô cực:

Ảnh đính kèm

Số bội giác của kính thiên văn trong điều kiện này không phụ thuộc vị trí đặt mắt sau thị kính.

Hoạt động 5 (5 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.

Hoạt động của thầy và trò

TG

Cho học sinh tóm tắt những Kiến thức, kỹ năng cơ bản.

Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tậptrang 216 sgkvà 34.7 sbt.

Tóm tắt những Kiến thức, kỹ năng cơ bản.

Ghi các bài tập về nhà.

D. TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG