BÀI 25: TỰ CẢM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng
a. Kiến thức
+ Phát biểu được định nghĩa từ thông riên và viết được công thức độ tự cảm của ống dây hình trụ.
+ Phát biểu được định nghĩa hiện tượng tự cảm và giải thích được hiện tượng tự cảm khi đóng và ngắt mạch điện.
+ Viết được công thức tính suất điện động tự cảm.
+ Nêu được bản chất và viết được công thức tính năng lượng của ống dây tự cảm.
b. Kĩ năng: hình thành hoặc rèn luyện được kĩ năng học bài và ghi nhớ kiến thức bằng sơ đồ tư duy
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
a. Các phẩm chất
- Chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm
b. các năng lực chung
Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
c. Các năng lực chuyên biệt
Ngôn ngữ, Tính toán, Tin học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Các thí nghiệm về tự cảm.
Học sinh: Ôn lại phần cảm ứng điện từ và suất điện động tự cảm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY –HỌC
A. KHỞI ĐỘNG (5 PHÚT)(5 phút) : Trò chơi: Phần thưởng như ý.
Luật chơi: Người quản trò sẽ nêu ra giá trị của câu hỏi trước, người chơi sẽ xung phong và được gọi chơi. Khi đã chọn được người chơi thì người quản trò sẽ nêu nội dung câu hỏi. Mỗi câu hỏi người chơi chỉ có 1 cơ hội trả lời; đúng thì nhận được quà theo giá trị của câu hỏi. Sai không có quà. (10 câu hỏi)
B.TÌM HIỂU BÀI MỚI: Tìm hiểu từ thông riêng qua một mạch kín.
Hoạt động của thầy và trò |
TG |
Nội dung cơ bản |
Lập luận để đưa ra biểu thức tính từ thông riêng Lập luận để đưa ra biểu thức tính độ tự cảm của ống dây. Giới thiệu đơn vị độ tự cảm. Yêu cầu học sinh tìm mối liên hệ giữa đơn vị của độ tự cảm cà các đơn vị khác. |
(8 phút) |
I. Từ thông riêng qua một mạch kín Từ thông riêng của một mạch kín có dòng điện chạy qua: ϕ = Li Độ tự cảm của một ống dây:
Đơn vị của độ tự cảm là henri (H)
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu hiện tượng tự cảm.
Hoạt động của thầy và trò |
TG |
Nội dung cơ bản |
Giới thiệu hiện tượng tự cảm. |
(15 phút) |
II. Hiện tượng tự cảm 1. Định nghĩa Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên của từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch. 2. Một số ví dụ về hiện tượng tự cảm a) Ví dụ 1 Khi đóng khóa K, đèn 1 sáng lên ngay còn đèn 2 sáng lên từ từ. Giải thích: Khi đóng khóa K, dòng điện qua ống dây và đèn 2 tăng lên đột ngột, khi đó trong ống dây xuất hiện suất điện động tự cảm có tác dụng cản trở sự tăng của dòng điện qua L. Do đó dòng điện qua L và đèn 2 tăng lên từ từ. b) Ví dụ 2 Khi đột ngột ngắt khóa K, ta thấy đèn sáng bừng lên trước khi tắt. Giải thích: Khi ngắt K, dòng điện iL giảm đột ngột xuống 0. Trong ống dây xuất hiện dòng điện cảm ứng cùng chiều với iL ban đầu, dòng điện này chạy qua đèn và vì K ngắt đột ngột nên cường độ dòng cảm ứng khá lớn, làm cho đén sáng bừng lên trước khi tắt. |
Hoạt động 4 : Tìm hiểu suất điện động tự cảm.
Hoạt động của thầy và trò |
TG |
Nội dung cơ bản |
Giới thiệu suất điện động tự cảm. Giới thiệu biểu thức tính suất điện động tự cảm. Yêu cầu học sinh giải thích dấu (-) trong biểu thức). Giới thiệu năng lượng từ trường Yêu cầu học sinh thực hiện C3. |
(8 phút) |
III. Suất điện động tự cảm 1. Suất điện động tự cảm Suất điện động cảm ứng trong mạch xuát hiện do hiện tượng tự cảm gọi là suất điện động tự cảm. Biểu thức suất điện động tự cảm: Suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ lệ với tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch. 2. Năng lượng từ trường của ống dây tự cảm W =1/2 Li2. |
Hoạt động 5: Tìm hiểu ứng dụng của hiện tượng tự cảm.
Hoạt động của thầy và trò |
TG |
Nội dung cơ bản |
Yêu cầu học sinh nêu một số ứng dụng của hiện tượng tự cảm. Giới thiệu các ứng dụng của hiện tượng tự cảm. |
(4 phút) |
Ứng dụng Hiện tượng tự cảm có nhiều ứng dụng trong các mạch điện xoay chiều. Cuộn cảm là một phần tử quan trọng trong các mạch điện xoay chiều có mạch dao động và các máy biến áp. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động của thầy và trò |
TG |
Cho học sinh tóm tắt những Kiến thức, kỹ năng cơ bản. Ra bài tập về nhà: Các bttrang 157 sgkvà 25.5, 25.7. |
Tóm tắt những Kiến thức, kỹ năng cơ bản. Ghi các bài tập về nhà. |
D. TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG
+ Nêu các vật dụng xung quanh chúng ta có tính chất như đã nêu ở bài học;
+ Xây dựng các bài toán ứng dụng hiện tượng đã nêu ở bài học;
+ Chuận bị nội dung bài mới ra sơ đồ tư duy;
+ Mỗi tổ chuẩn bị một bài thuyết trình có powerpoint
+ Chuẩn bị phương pháp học bài sau