Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ...............................................
TIẾT 35: KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (1 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: nhằm đánh giá việc nắm kiến thức của học sinh trong học kì I, từ đó có biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học và môn Lịch sử.
2. Tư tưởng: HS làm bài nghiêm túc, trung thực, tự giác
3. Kĩ năng: diễn đạt, trình bày, nhận xét...
4. ĐH năng lực và phẩm chất:
- NL: tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ diễn đạt sự kiện lịch sử.
- PC: trung thực, chăm chỉ
II. Chuẩn bị
1.Thầy: a, Ma trận đề (với loại đề kết hợp TN và TL)
Nội dung |
Các mức độ tư duy |
Tổng |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng thấp |
Vận dụng cao |
||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
Cách mạng tháng 10 Nga và công cuộc xây dung CNXH Số câu- số đ - Tỉ lệ |
Biết được hai cuộc cách mạng và thời gian thành lập Liên bang… 2c 0,5 5% |
Hiểu được ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 10 1c 2đ 20% |
3c 2,5đ 25% |
||||||
Châu Âu và nước Mĩ giữa hai cuộc chiến… |
Biết được địa điểm thành lập QTT3 1c 0,25 2,5% |
Hiểu được nguyên nhân khủng hoảng và chính sách của Mĩ 2c 0,5đ 5% |
Hiểu được hậu quả của cuộc khủng hoảng 1c 2đ 20% |
Đánh giá, bình luận được hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng 1c 1đ 10% |
5c 2,75đ 27,5% |
||||
Châu á giữa hai cuộc chiến… Số câu số điểm Tỉ lệ |
Nhận biết thời gian diễn ra quá trình phát xít ở Nhật, lực lượng tham gia cách mạng TQ 2c 0,5đ 5% |
Giải thích được vì sao phong trào ở ĐNA lại mạnh mẽ 1c 1,5đ 15% |
Hiểu được nét nổi bật của tình hình châu á 1c 0,25đ 2,5% |
Đánh giá được kết quả chung 1c 0,5đ 5% |
5c 2,75đ 27,5% |
||||
CTTG thứ hai Số câu số điểm Tỉ lệ |
Biết được thời gian kết thúc 1c 0,25đ 2,5% |
Hiểu được việc Đức tấn công LX và sự kiện bước ngoặt 2c 0,5đ 5% |
3c 0,75đ 7,5% |
||||||
Sự phát triển của KH-KT…. Số câu số điểm Tỉ lệ |
Nhận biết được tên nhà bác học 1c 0,25d 2,5% |
1c 0,25d 2,5% |
|||||||
Tổng Số câu số điểm Tỉ lệ |
7c 1,75đ 17,5% |
4c 1đ 10% |
3c 5,5đ 55% |
1c 0,25đ 2,5% |
1c 0,5đ 5% |
1c 1đ 10% |
17c 10đ 100% |
b. Đề kiểm tra
Phần I : Trắc nghiệm (3đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 12.
1. Nước Nga năm 1917 có hai cuộc cách mạng. Điều đó là
A. đúng.
B. sai.
2. Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập vào năm nào ?
A. 1920
B. 1921
C. 1922
D. 1923
3. Quốc tế cộng sản (còn gọi là Quốc tế thứ ba) được thành lập tại đâu ?
A. Luân Đôn
B. Pa-ri
C. Bắc Kinh
D. Mát-xcơ-va
4. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là
A. do chạy đua vũ trang.
B. do sản xuất ồ ạt,chạy theo lợi nhuận.
C. do không áp dụng khoa học kĩ thuật.
D. do hoạt động khủng bố.
5. Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi khủng hoảng, Tổng thống Ru-dơ-ven đã thực hiện
A. Chính sách mới.
B. Chính sách kinh tế mới.
C. “chiến lược toàn cầu”.
D. phát xít hóa chế độ thống trị.
6. Trong những thập niên 20 của thế kỉ XX, ở Nhật Bản đã diễn ra quá trình thiết lập chế độ phát xít. Điều đó là
A. đúng
B. sai.
7. Đâu không phải là điểm nổi bật của tình hình châu á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ?
A. Một số quốc gia mới xuất hiện.
B. Phong trào cách mạng lớn mạnh.
C. Các đảng cộng sản được thành lập
D. Giai cấp công nhân tích cực đấu tranh.
8. Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc (4-5-1919) mở đầu bằng cuộc biểu tình của lực lượng của
A. công nhân.
B. nông dân.
C. học sinh.
D. tư sản.
9. Phát xít Đức tấn công Liên Xô sau khi đánh chiếm hầu hết các nước châu Âu. Điều đó là
A. đúng.
B. sai.
10. Sự kiện nào đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế cuộc chiến tranh thế giới thứ hai ?
A. Nhật Bản tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng.
B. Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
C. Đức tấn công Liên Xô.
D. Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grát.
11. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vào thời gian nào ?
A. 18-5-1945.
B. 15-8-1945.
C. 9-8-1945.
D. 8-9-1945.
12. Lí thuyết tương đối là của nhà bác học
A. Nô-ben.
B. C.Xi-ôn-cốp-xki.
C. An-be Anh-xtanh.
D. Niu-tơn.
Phần II: Tự luận (7đ)
Câu 1 (2đ): Cách mạng tháng Mười Nga đã có ảnh hưởng to lớn như thế nào đối với toàn thế giới ?
Câu 2 (3đ): Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã gây ra những hậu quả như thế nào ? Trong những hậu quả đó, theo em, điều gì là nghiêm trọng nhất ? Giải thích vì sao.
Câu 3 (2đ): Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam á lại bùng lên mạnh mẽ ? Kết quả chung của các phong trào nơi đây đến khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ là gì ?
c. Đáp án
Phần I. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
A |
C |
D |
B |
A |
B |
A |
C |
A |
D |
B |
C |
Câu |
Nội dung cần nêu |
Điểm |
1 |
- Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi lớn lao trên thế giới và để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức - cách mạng đã tạo những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước. |
1,0 1,0 |
2 |
* Hậu quả cảu cuộc khủng hoảng: - Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa khiến hàng trăm triệu người rơi vào tình cảnh đói khổ. Nền sản xuất bị đẩy lùi tới hàng chục năm. - Để thoát ra khỏi khủng hoảng, bên cạnh những chính sách cải cách tích cực như ở Anh, Pháp,… thì ở một số nước (Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản) lại phát xít hóa chế độ thống trị và phát động cuộc chiến tranh để chia lại thế giới. |
1,0 1,0 |
* Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng là chủ nghĩa phát xít ra đời. Bởi đây chính là mầm mống, nguyên nhân của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai với những hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại. |
1,0 |
|
3 |
* Nguyên nhân là do: - Chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa rất tàn bạo của các nước đế quốc khiến nhân dân các nước này căm phẫn và vùng lên đấu tranh. - Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân Đông Nam á. |
0,75 0,75 |
* Kết quả chung: phong trào ở các nước vẫn chưa giành được thắng lợi có ý nghĩa quyết định. |
0,5 |
2. Trò: ôn kĩ bài
III. Tiến trình giờ KT
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra:
- GV phát đề KT
- Quan sát HS làm bài.
3. Thu bài, nhận xét
4. Hướng dẫn về nhà: chuẩn bị kiến thức kì II.