Giáo án Lịch sử 8 bài 26: Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối TK XIX mới nhất

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 40, Bài 26: PHONG TRÀO KHÁNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX

I. Mục tiêu:

+Việc phân hóa trong triều đình Huế từ sau hiệp ước 1884: phái chủ chiến, phái chủ hòa. Hiểu nguyên nhân của cuộc phản công kinh thành Huế 7/1885, diễn biến cơ bản và sự mở đầu, quy mô tính chất phong trào Cần Vương.

+Rèn kĩ năng phân tích, mô tả những nét chính các cuộc khởi nghĩa.

+Bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

II. Chuẩn bị của GV và HS:   

* Học sinh: Chuẩn bị đồ dùng học tập     

* Giáo viên: Giáo án, sgk, SGV, Tài liệu tham khảo, tranh ảnh chân dung vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết.

- Lược đồ: kinh thành Huế năm 1885

III. Các hoạt động dạy học:

HĐ1 : Kiểm tra bài cũ:

HĐ2 : Bài mới

I. Cuộc phản công của phải chủ chiến tại kinh thành Huế, vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”

HĐ CỦA GV - HS

NỘI DUNG

+? Em hãy cho biết Chủ trương của phe chủ chiến là gì?

- Gv cho HS tìm hiểu đoạn in nhỏ.

+?Thực dân Pháp có thái độ ntn trước hành động đó?

+? Nguyên nhân dẫn đến cuộc phản công kinh thành Huế?

+? Diễn biến?

- GV trình bày trên lược đồ.

+?Kết quả của cuộc phản công?

+? Nguyên nhân nào khiến cuộc phản công thất bại?

1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7/1885.

- Trong khi triều đình đầu hàng Pháp, phe chủ chiến gấp rút chuẩn bị lực lượng kháng chiến, nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay thức dân Pháp

- Pháp lo sợ tìm mọi cách tiêu diệt phe chủ chiến

- Giành quyền chủ động và tự vệ

- Đêm ngày 4, rạng ngày 5/7/1885 Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang Cá.

- Nhờ có ưu thế về vũ khí, quân giặc phản công, chiếm kinh thành Huế.

- Kếtquả: Thất bại.

+ Pháp rất mạnh, lực lượng phái chủ chiến ít..

+? Sau khi cuộc phản công thất bại, TTT đã làm gì?

- GV giải thích " Cần Vương": Hết lòng giúp vua, cứu nước, thực chất nó là phong trào đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân, dưới ngọn cờ của ông vua yêu nước.

+? Hành động của vua Hàm Nghi và TTT được đánh giá cao? Vì sao?

- GV giới thiệu chân dung vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

- GV cho HS thảo luận theo 3 nhóm

1. Thành phần tham gia và lãnh đạo phong trào là ai?

2. Trong giai đoạn đầu địa bàn của cuộc khởi nghĩa ntn?

3. ở giai đoạn sau PT này phát triển ntn?

- GV có thể giải thích "Văn thân, sĩ phu".

+? Em hãy trình bày diến biến của phong trào?

2. Phong trào Cần Vương.

- 13/7/1885 Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra "Chiếu Cần Vương", kêu gọi văn thân sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

® PT Cần vương bùng nổ.

+ Gắn quyền lợi của triều đình với quyền lợi của dân tộc.

+ Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân.

+ Lãnh đạo: Sĩ phu, văn thân yêu nước.

+ Thành phần: Quần chúng yêu nước.

+ Lúc đầu địa bàn hoạt động ở Tân Sở. Sau lan rộng ra N. An, Hà Tĩnh, Q. Bình, sang cả Lào.

+ Về mức độ: PT phát triển rộng khắp, gồm hàng loạt các cuộc khởi nghĩa lớn, nhỏ.

+ Địa bàn hoạt động rộng.

- Phong trào trải qua 2 giai đoạn:

+ 1885 - 1888.

+ 1888 - 1896.

- Tháng 11/1888 vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào tiếp tục được duy trì và phát triển.

Hs đọc thông tin

Cho hs tìm hiểu qua về lãnh đạo, thành phần tham gia, căn cứ, hoạt động và kết quả của hai cuộc khởi nghĩa.

II. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương

1. Hướng dẫn học sinh đọc thêm về 2 cuộc khởi nghĩa Ba Đình và khởi nghĩa Bãi Sậy.

- GV dựa vào lược đồ giới thiệu địa bàn của cuộc khởi nghĩa.

? Lãnh đạo khởi nghĩa?

- GV dùng H94 mô tả về PĐP.

- Giới thiệu Cao Thắng (Sách GV 187).

- GV trình bày diễn biến trên lược đồ.

+? Tại sao nói cuộc khởi nghĩa HK là tiêu biểu nhất trong PT CV

Sau khởi nghĩa Hương Khê phong trào yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương, chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến đã hoàn toàn thất bại. Phong trào yêu nước Việt Nam chuyển quan một giai đoạn mới.

2. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1895).

- Địa bàn:thuộc các huyện Hương Khê và Hương Sơn của tỉnh Hà Tĩnh, sau đó lam rộng ra nhiều tỉnh khác

- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng.

*. Diễn biến

- Từ năm 1885 đến năm 1889, nghĩa quân xây dựng lực lượng, luyện tập quân đội, rèn đúc vũ khí.

- Từ năm 1889 đến năm 1895 khởi nghĩa bước vào giai đoạn quyết liệt, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa dần tan rã.

+ Giống:

- Đều do các văn thân sĩ phu lãnh đạo.

- Mục đích: Giúp vua.

- Tinh thần chiến đấu dũng cảm.

- Đều thất bại.

+ Khác

- Cuộc khởi nghĩa được xây dựng tổ chức hết sức chặt chẽ và quy củ.

- Thời gian tồn tại lâu dài, địa

bàn hoạt động rộng lớn và là cuộc khởi nghĩa gây cho TD Pháp nhiều thiệt hại nhất.


HĐ3
:

- Củng cố

-Khắc sâu nội dung kiến thức trọng tâm của bài học.

HĐ4 :

- Hướng dẫn về nhà

-Nguyên nhân, diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế?

-Phong trào Cần vương bùng nổ và phát triển như thế nào?

+ Làm các bài tập trong vở bài tập lịch sử 8

+ Chuẩn bị: - Tiết tiếp theo