Giáo án Lịch sử 8 bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến kinh tế –xã hội ở Việt Nam mới nhất

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

CHƯƠNG II: XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918

Tiết 45 -Bài 29: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Giúp HS:

- Biết được chính sách chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp.

- Hiểu được mục đích, phương pháp khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.

2. Kỹ năng: Sử dụng bản đồ

3. Thái độ: Thấy được âm mưu dã tâm của thực dân Pháp và lòng căm thù giặc Pháp.

4. Định hướng năng lực cần hình thành:

-Năng lực chung: tự học,hợp tác,giải quyết vấn đề, giao tiếp.

Năng lực chuyên biệt:

Năng lực tái hiện lại sự kiện khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam.

Năng lực thực hành bộ môn:Khai thác kênh hình,, tư liệu.sử dụng sơ đồ…

Phân tích, so sánh . liên hệ thực tiễn….

II. PHƯƠNG PHÁP:

Trực quan ,phát vấn,phân tích, kể chuyện, mô tả, làm việc nhóm,nêu và giải quyết vấn đề…

III. PHƯƠNG TIỆN: Máy tính, máy chiếu,

- Sơ đồ bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương

IV.CHUẨN BỊ:

1.Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án

- Máy móc, phương tiện có liên quan.

2. Chuẩn bị của học sinh:

-Chuẩn bị bài mới

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài cũ và bài mới.

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu tình hình Việt Nam nửa cuối TK XIX?

- Nội dung những đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối TK XIX?

3. Bài mới:

3.1 Hoạt động khởi động/ tình huống xuất phát

Mục tiêu:Kích thích sựtìm hiểu bài mới cho học sinh.

Phương pháp tiến hành:

GV cho học sinh xem hình ảnh hình 98,99, 100 SGK Đặt câu hỏi, HS trả lời dẫn vào bài mới.

Dự kiến sản phẩm: HS sẽ hứng thú và tò mò muốn tìm tìm hiểu chính sách khai thác của TDP và sự biến chuyển của kinh tế, xã hội Việt Nam

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động dạy và học

Kiến thức cơ bản

-Hoạt động 1:

Mục 1: Cuộc khai thác lần thứ nhất- Tổ chức bộ máy nhà nước

·Mục tiêu:Nắm Được bộ máy của Pháp đặt ở Đông Dương và VN

·Phương thức : Hoạt động nhóm

·Tổ chúc hoạt động

B1: GV chia cả lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau

-Nhóm 1,2 Bộ máy cai trị của TDP ở Việt Nam được tổ chức như thế nào?

-Nhóm 3,4:Tổ chưc bộ máy nhà nước VN cuối thế kỷ X I X đầu thế kỷ X X có đặc điểm gì?

- Nhóm 5,6: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Đông Dương đầu thế kỷ XX và rút ra hệ thống chính quyền của Pháp

B2. HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi.

B3. HS báo cáo thảo luận

B4. HS nhận xét , đánh giá kết quả của bạn.

-GV bổ sung phần nhận xét , đánh giá kết quả phần thực hiện nhiệm vụhọc tập của học sinh

- Chính xác hóa kiến thức đã hình thành cho học sinh

GV giới thiệu chuyển ý

Hoạt động 2

Mục 2: Chính sách kinh tế

·Mục tiêu:HS nắm được Pháp áp dụng chính sách khai thác . Mục đích chính sách đó.

Phương thức: Hoạt động nhóm

Tổ chức hoạt động:

B1. Chia cả lớp thành 6 nhóm

Nhóm 1,2:Nêu chính sách khai thác của TDP trong các ngành nông nghiệp,công thương nghiệp, giao thong vận tải và tài chính

Nhóm 3,4:Các chính sách trên của Pháp nhằm mục đích gì?

Nhóm 5,6:Tác hại của chính sách khai thác của TDP đối với kinh tế VN như thế nào?

B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi HS thực hiện

B 3: HS báo cáo , thảo luận

B4 HS đânh giá, nhận xétkết quả của bạn

GV bổ sung phần phân tích nhận xét , đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh

Chính xáchóa kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Hoạt động 3

Mục 3: Chính sách văn hóa giáo dục

Mục tiêu:HS nắm được chính sách văn hóa giáo dục mà P thực hiện ở VN

Phương thức: Hoạt động nhóm

Tổ chức hoạt động

Chia cả lớp thành 4nhóm

Nhóm 1,2 Nêu những chính sách VH - GD của thực dân Pháp ở Việt Nam?

Nhóm 3,4- Chính sách VH - GD của Pháp nhằm mục đích gì?

-HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu . GV khuyến khích , hỗ trợ HS làm việc tại các nhóm

HS báo cáo thảo luận

HS phân tích ,đánh giá, nhận xét kết quả của bạn

GV bổ sung phân tích nhận xét , đánh giá kết quảthực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh

Chính xác hóa kiến thức đã hình thành cho học sinh.

I. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp:

1. Tổ chức bộ máy nhà nước.

- TD Pháp thành lập Liên bang Đông Dương gốm: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia đứng đầu là viên Toàn quyền người Pháp.

- Chia Đông Dương thành 5 kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Cam-pu-chia và Lào

- Chia Việt Nam thành 3 xứ với 3 chế độ khác nhau: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ

2. Chính sách kinh tế.

- Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền

- Công nghiệp: Khai thác mỏ (than,kim loại) và đầu tư một số ngành như xi-măng, điện, chế biến gỗ...

- Thương nghiệp độc chiếm thị trường, tăng cường các loại thuế.

- Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ quân sự.

* Mục đích khai thác:Vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương.

3. Chính sách văn hóa, giáo dục:

- Đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến

- +Về sau, Pháp mở một số cơ sở y tế, văn hoá, trường học mới.

* Nhằm tạo nên tầng lớp tay sai phục vụ cho công việc cai trị, kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt .

VI. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:

1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa , hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về : Cuộc khai thácthuộc địa của Pháp và biến chuyển về kinh tế, xã hội Việt Nam

2. Phương thức:GV giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HScó thể trao đổi với bạn hoặc thầy cô giáo

Câu 1. Tổ chức bộ máy nhà nước VNcuối thế kỷ XI X đầu thế kỷ XX có đặc điểm gì?

Câu.2.Tác hại của chínhsách khai thác của TDP đối với kinh tế VN như thế nào?

Câu 3. Nêu chính sách văn hóa giáo dục mà Pháp đã thực hiện ở VN

3.VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG

1. Mục tiêu:

HS biết nhận xét , đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm khi các nước đến xâm lược nước ta

2.Phương thức:

a.Nêu câu hỏi sau khi hình thành kiến thức(củng cố,mở rộng, liên hệ)

-Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp nhằm mục đích gì?

-Ảnh hưởng của chính sách văn hóa giáo dục của Pháp đối với VN

Hiện nay chính sách khai thác của Pháp có ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế nước ta?

b. GV giao nhiệm vụ cho HS

-Học bài cũ, nắm kiến thức bài vừa học

-Chuẩn bị nội dung, tư liệu, tranh ảnh của bài học sau

GV đánh giá sản phẩm của HS : nhận xét tuyên dương, khen ngợi..

3. Dự kiến sản phẩm

Bộ sưu tập hình ảnh nông dân, công nhân nước ta thời Pháp thuộc

Qua việc chuẩn bị bài mới . HS có được một số kiến thức về bài mới

**********************************

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 46:Bài 29: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM (TT)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Biết được những nét chính của sự biến đổi cơ cấu của xã hội Việt Nam ở nông thôn và thành thị dưới sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa .

- Hiểu được cơ sở dẫn đến việc hình thành tư tưởng giải phóng dân tộc

2. Kỹ năng: Sử dụng bản đồ

3. Thái độ: Trân trọng hành động yêu nước của các sĩ phu thế kỉ XX

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: năng lực tự học,phát triển và giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác….

_ Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực thực hành bộ môn : sưu tầm tư liệu, tranh ảnh

+ Phân tích, so sánh, liên hệ thực tiễn..

II. PHƯƠNG PHÁP:

Trực quan, phát vấn, phân tích , kể chuyện , mô tả, làm việc nhóm,nêu và giải quyết vấn đề….

III. PHƯƠNG TIỆN: Máy tính tranh ảnh , lược đồ

- Sơ đồ bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương

- Tài liệu văn học, sử học liên quan

IV. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án,

- Máy móc, phương tiện có liên quan

2. Chuẩn bị của học sinh:

-Chuẩn bị bài mới

Sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến bài mới

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu những chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục mà Pháp thi hành đầu TK XIX

- Ảnh hưởng của chính sách đó đến kinh tế, văn hoá của nước ta như thế nào?

3. Bài mới:

3.1 Hoạt động khởi động/ Tình huống xuất phát

1. Mục tiêu: Trình bày được sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác.

2. Phương thức: GV cho học sinh xem các hình ảnh 99,100,101 SGK và yêu cầu trả lời câu hỏi dưới đây:

Chính sách khai thác, bóc lột của TDP làm cho xã hội VN có những biến đổi như thế nào?

Cuối thế kỷ XI X cácđô thị VN phát triển ra sao?

HS quan sát trả lời

3.Dự kiến sản phẩm:

Học sinh quan sát hình ảnh trao đổi thảo luận với nhau để trả lời

GV nhận xét và vào bài mới. Để hiểu rõ hơnchúng ta tìm hiểu qua bài 29 tiết 2

------------------------------------------

Bài 29 II. NHỮNG CHUYỂN BIẾN CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM

3.2 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động dạy và học

Kiến thức cơ bản

Hoạt động 1:

Mục 1.Các vùng nông thôn.

Mục tiêu:HS nắm được chính sách khai thác của Pháp đã làm xã hội VN thay đổi

Phương thức: Hoạt động nhóm

Tổ chức hoạt động:

B1:GV chia cả lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau

Nhóm 1,2

- Theo em, giai cấp địa chủ, quan lại ở nông thôn đầu thế kỉ XX có thay đổi như thế nào? Vì sao?

Nhóm 3,4

- Tình cảnh nông dân như thế nào? Vì sao?

B2: Học sinh đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khich HS hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV đến các nhóm theo dõi

B3: HS báo cáo thảo luận

B4 HS nhận xét đánh giá kết quả của bạn

HS nhóm khác có thể tiến hành chất vấn nhóm bạn qua các câu hỏi.

Gv bổ sung phần nhận xét , đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS

Chính xác hóa các kiếnthứcđã hình thành cho HS

GV chuyển ý

Hoạt động 2:

Mục tiêu: HS nắm được Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới

Phương thức: Hoạt động nhóm

B1:Gv chia cả lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu

- Nhóm 1,2: Vì sao đầu thế kỉ XX, đô thị Việt Nam ra đời và phát triển nhanh chóng?..

Nhóm 3,4 : Các giai cấp và tầng lớp mới xuất hiện ở thành thị? Họ sinh sống và làm việc ở đô thị như thế nào?

- Nhóm 5,6: Những nét chính trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX?

B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đến các nhóm theo dõi

B3: HS báo cáo thảo luận

B4. HS nhận xét kết quả của bạn

GV bổ sung phần nhận xét , đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS

Chính xác hóa kiến thức đã hình thành cho HS

GV giới thiệu chuyển ý

Hoạt động 3:

Mục tiêu: Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc

Phương thức: Hoạt động nhóm

B1. Chia cả lớp thành 8 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện yêu cầu sau

Nhóm 1,2:Những nét chínhtrong cuộc đấu tranh của nhân dân ta cuối thế kỷ 19?

Nhóm 3,4:Tư tưởng nào có ảnh hưởng đến VN lúc đó Nhóm 5,6Vì sao đầu TK XX, ở nước ta xuất hiện xu hướng cứu nước mới?

Nhóm 7,8: Tại sao các nhà yêu nước lúc bấy giờ muốn noi theo con đường của Nhật Bản?

B2 HS đọc SGK thực hiện yêu cầu

GV đến các nhóm theo dõi

B3 HS báo cáo thảo luận

B4.HS nhận xét, đánh giá kết quả của bạn

GV bổ sung phần nhận xét đánh giákết quả thực hiện nhiệm vụ của HS

Chính xá hóa kiến thức đã hình thành cho HS.

II. Những chuyển biến của xã hội Việt Nam:

1. Các vùng nông thôn:

- Quan lại địa chủ ngày càng đông thêm, trở thành tay sai của thực dân Pháp.

- Nông dân bị bần cùng hoá, sống cơ cực, sẵn sàng tham gia cách mạng.

2. Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới:

- Nhiều đô thị mới xuất hiện và phát triển nhanh.

- Một số giai cấp và tầng lớp mới xuất hiện:

+ Tư sản

+ Tiểu tư sản thành thị.

+ Công nhân.

3. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc:

- Đầu thế kỷ XX, các tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu, truyền vào nước ta qua sách báo của Trung Quốc và con đường TBCN ở Nhật Bản đã tác động vào Việt Nam.

- Các trí thức Nho học tiến bộ muốn đi theo con đường dân chủ tự sản để cứu nước.

* Xuất hiện xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc.

3.3 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1.Mục tiêu:

Nhằm củng cố , hệ thống hóa hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

-Các vùng nông thôn

Đô thị phát triển, sự xuất hiện giai cấp, tầng lớp mới

Xu hướng mới trong cuộc vận đông giải phóng dân tộc

2.Phương thức: GV đặt lại một số câu hỏi để HS nắm vững bài học

-Giai cấp địa chủ và nông dân thay đổi như thế nào?

--Cuối thế kỷ XI X đô thị VN phát triển như thế nào?

-Sự phát triển của đô thị,các giai cấp, tầng lớp mới nào xuất hiện?

3.4 VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG

1. Mục tiêu:HS nhận biết, đánh giá , rút ra bài học kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

2. Phương thức:

a. Nêu câu hỏi sau khi hình thành kiến thức(củng cố mở rộng, liên hệ)

-Hiện nay, Đảng và nhà nước ta có những chính sách gì đối với vùng nông thôn?

Đô thị hóa đối với nước ta hiện nay đã đem lại hiệu quả gì cho người dân?

b.Gv giao nhiệm vụ cho HS

+ Học bài cũ,nắm kiến thức bài vừa học

+ Chuẩn bị nội dung, tranh ảnh cho bài học sau

+ GV đánh giá sản phẩm của HS : nhận xét,tuyên dương, khen ngợi..

3.Dự kiến sản phẩm:

-Chân dung Phan Bội Châu, vua Duy Tân, Trịnh Văn Cấn

Qua việc chuẩn bị bài mới , HS có một số kiến thức nhất định về bài mới