Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ...............................................
Tiết 16, Bài 11: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh cần
- Biết được quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á.
- Biết được nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á.
2. Kĩ năng
- Sử dụng lược đồ để trình bày những sự kiện tiêu biểu.
- Phân biệt những nét chung, riêng của các nước trong khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
3. Thái độ
- Nhận thức đúng về thời kì phát triển sôi động của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.
- Có tinh thần đoàn kết hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á
II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, phân tích, …..
III. Phương tiện: Lược đồ các nước Đông Nam Á.
IV. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, sách giáo khoa, các tài liệu về các nước Đông Nam Á, phiếu học tập….
- HS: Sách giáo khoa, bài soạn các câu hỏi….
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Trình bày phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX?
+ Cuộc cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng không triệt để, vì:
A. vua vẵn còn nắm quyền cai trị đất nước.
B. giai cấp vô sản chưa nắm quyền lãnh đạo.
C. không chia ruộng đất cho nông dân và không xóa bỏ ách nô dịch của nước ngoài.
D. giai cấp công nhân có ảnh hưởng mạnh đến cách mạng.
3. Bài mới:
3.1 Hoạt động khởi động/ Đặt vấn đề/Tình huống xuất phát
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản về các nước Đông Nam Á tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 4 phút.
- Tổ chức hoạt động: GV cho học sinh xem lược các nước Đông Nam Á và trả lời câu hỏi sau: Khu vực Đông Nam Á có bao nhiêu quốc gia? Kể tên?
- Dự kiến sản phẩm: 11 quốc gia
Giới thiệu bài mới: Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, khi chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, các nước tư bản đua nhau xâm chiến thuộc địa. Ở châu Á, Ấn Độ đã trở thành thuộc địa của Anh, Trung Quốc bị các đế quốc xâu xé, còn các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam thì như thế nào? Chúng ta tìm hiểu qua bài học hôm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: Qúa trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á
- Mục tiêu: HS cần nắm được quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á.
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích
- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa
- Thời gian:17 phút
- Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC |
GHI BẢNG |
|
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: - GV sử dụng lược đồ các nước Đông Nam Á, giới thiệu khái quát về Đông Nam Á. - Tại sao Đông Nam Á trở thành đối tượng dòm ngó, xâm lược của các nước tư bản phương Tây - Để thực hiện ý đồ của mình, các nước TB Phương Tây đã phân chiaxâm lược ĐNA ntn? - Hậu quả của quá trình xâm lược ấy là gì ? - Dùng lược đồ chỉ các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập |
I. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á - Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến khủng hoảng, suy yếu. - Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á. + Anh: chiếm M.Lai, M/ Điên + Pháp: chiếm VNam, Lào, CPC + TBNha, Mĩ: chiếm Phi-lip-pin + H/Lan, rồi BĐNha: In-đô-nê-xi-a. - Thái Lan là nước duy nhất vẫn còn giữ được độc lập. |
|
2. Hoạt động 2: Qúa trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á - Mục tiêu: HS cần nắm được nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á. - Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích - Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa - Thời gian:17 phút - Tổ chức hoạt động |
||
Hoạt động cá nhân Bước 1: GV giao nhiệm vụ: - Đặc điểm chung nổi bật trong chính sách thống trị của thực dân phương tây đối với Đông Nam Á là gì? - Vì sao nhân dân Đông Nam Á tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân? - Mục tiêu chung các cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á đặt ra là gì ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Hoạt động nhóm Bước 1: GV giao nhiệm vụ Hãy nêu các phong trào giải phóng dân tộc tiêu biểu ở các nước Đông Nam Á . - GV sử dụng lược đồ giới thiệu từng quốc gia Nhóm 1: In-đô-nê-xia Nhóm 2: Phi-líp-pin Nhóm 3: Cam-pu-chia Nhóm 4: Lào và Việt Nam Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Hoạt động cá nhân Bước 1: GV giao nhiệm vụ - Cho biết kết quả đấu tranh của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á ? Các phong trào đều thất bại . - Vì sao các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở ĐNA lại thất bại? + Lực lượng bọn thực dân xâm lược còn mạnh. + Chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng, làm tay sai cho giặc => phản bội dân tộc. + Chưa có đường lối cứu nước đúng đắn, thiếu tổ chức, thiếu kiên quyết. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV sơ kết bài: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, cùng với quá trình hoàn thành xâm lược các nước Đông Nam Á làm thuộc địa, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã phát triển mạnh mẽ trở thành một phong trào lớn. |
II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc 1. Nguyên nhân - Chính sách cai trị của chính quyền thực dân càng làm cho mâu thuẫn dân tộc ở các nước Đông Nam Á thêm gây gắt, hàng loạt phong trào đấu tranh nổ ra 2. Diễn biến - In-đô-nê-xia: từ cuối thế kỉ XIX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Năm 1905, các tổ chức công đoàn thành lập. - Phi-líp-pin: cuộc cách mạng 1896 -1898, chống thực dân Tây Ban Nha giành thắng lợi, thành lập nước Cộng hoà. - Cam-pu-chia: khởi nghĩa của A-cha Xoa, nhà sư Pu-côm-bô. - Lào: Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân Xa-van-na-khét đấu tranh vũ trang. Cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven. - Việt Nam: phong trào Cần Vương, phong trào nông dân Yên Thế. |
|
4. Củng cố:
A. Trắc nghiệm:
Câu 1: Đâu không phải là lý do để các nước đế quốc tập trung xâm chiếm vùng Đông Nam Á?
A. Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trong.
B. Đông Nam Á giàu tài nguyên.
C. Giúp đỡ các nước Đông Nam Á phát triển kinh tế.
D. Chế độ phong kiến ở Đông Nam Á đang khủng hoảng.
Câu 2: Khi Pháp xâm lược Việt Nam, phong trào yêu nước lớn nhất do sĩ phu phong kiến lãnh đạo chống thực dân Pháp là
A. Khởi nghĩa Bắc Sơn.
B. Yên Thế.
C. Nam Kỳ khởi nghĩa.
D. Cần Vương.
Câu 3: Thuộc địa của Anh ở Đông Nam Á là
A. Mã Lai, Miến Điện.
B. Việt Nam, Cam-pu-chia.
C. In-đô-nê-xia, Mã Lai.
D. Mã Lai, Lào.
Câu 4. Thuộc địa của Pháp ở Đông Nam Á là
A. Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xia.
B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
C. Việt Nam, Miến Điện, Mã Lai.
D. Việt Nam, Phi-líp-pin, Bru-nây.
Câu 5. Trước họa mất nước và chính sách cai trị hà khắc của chính sách đô hộ, thái độ của nhân dân Đông Nam Á như thế nào?
A. Nổi dậy khởi nghĩa.
B. Thành lập các tổ chức yêu nước.
C. Đấu tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc.
D. Tiến hành những cuộc đấu tranh vũ trang.
Câu 6. Cuộc khởi nghĩa của nhăn dân Xa-van-na-khét (Lào) năm 1901 do ai lãnh đạo?
A. Nô-rô-đôm.
B. A-cha-xoa.
C. Pu-côm-bô.
D. Pha-ca-đuốc.
Câu 7. Qua ba cuộc khởi nghĩa của nhân dân Cam-pu-chia chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa nào có sự phối hợp chiến đấu với nhân dân Việt Nam?
A. Khởi nghĩa Si-vô-tha.
B. Khởi nghĩa A-cha-Xoa.
C. Khởi nghĩa Pu-côm-bô.
D. Khởi nghĩa A-cha-Xoa và Pu-côm-bô.
Câu 8. Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm chung nào nổi bật?
A. Không mở mang công nghiệp ở thuộc địa.
B. Tìm cách kìm hãm sự phát triển của kinh tế thuộc địa.
C. Vơ vét, đàn áp, chia để trị.
D. Tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính
Câu 9. Năm 1905, diễn ra sự kiện lịch sử gì gắn liền với phong trào đấu tranh của công nhân ở In-đô-nê-xi-a?
A. Hiệp hội công nhân đường sắt được thành lập.
B. Hiệp hội công nhân xe lửa ra đời.
C. Liên minh xã hội dân chủ In-đô-nê-xi a thành lập.
D. Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a ra đời
Câu 10. Vì sao Thái Lan là nước duy nhất ở Đông Nam Á còn giữ được độc lập?
A. Nhà nước phong kiến Thái Lan còn mạnh.
B. Thái Lan được Mĩ Giúp đỡ.
C. Là nước phong kiến nhưng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển.
D. Thái Lan có chính sách ngoại giao khôn khéo, biết lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh và Pháp nên giữ được chủ quyền.
3.4.Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á?
- Thời gian: 2 phút
Dự kiến sản phẩm:
Đặc điểm chung của các phong trào đấu tranh ở ĐNA:
- Phạm vi: Rộng
- Thành phần tham gia: Đông, nhiều tầng lớp
- Đã có sự đoàn kết.
- Gây khó khăn cho kẻ thù trong công cuộc xâm lược
- Nêu cao tinh thần yêu nước bất khuất của nhân dân Đông Nam Á
*GV giao nhiệm vụ cho HS
- Về nhà học bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài sau "Nhật Bản giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX", trả lời các câu hỏi trong SGK.