Giáo án GDCD 12 Bài Ôn tập học kì I mới nhất

ÔN TẬP HỌC KỲ I

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

- Giúp học sinh hệ thống hoá một số kiến thức cơ bản trong ch­­ương trình đã học.

2. Về kĩ năng

- Trên cơ sở những kiến thức đã học có thể vận dụng vào hoạt động thực tiễn trong đời sống hàng ngày của bản thân mình.

3. Về thái độ

- Có ý thức tự giác trong học tập cũng nh­­ư trong khi làm bài kiểm tra.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giấy kiểm tra, bút mực, bút chì,... phục vụ tiết ôn tập

2. Chuẩn bị của học sinh

- Ôn lại những kiến thức đã học

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp

2. Nội dung ôn tập

Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

1. Khái niệm pháp luật:

a. Pháp luật là gì? Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước, nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

b. Đặc trưng của pháp luật:

- Tính quy phạm phổ biến.

- Tính quyền lực, bắt buộc chung.

- Tính chặt chẽ về mặt hình thức.

2. Bản chất của pháp luật:

a. Bản chất giai cấp của pháp luật: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.

b. Bản chất xã hội của pháp luật:

+ Pháp luật bắt nguồn từ đời sống thực tiễn xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.

+ Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác trong xã hội.

+ Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội.

3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức:

a. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế (đọc thêm)

b. Mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị (đọc thêm)

c. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức:

- Trong hàng loạt quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội.

- Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.

- Những giá trị cơ bản của pháp luật - công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người hướng tới.

4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội:

a. PL là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội:

- Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được.

- Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động cá nhân, tổ chức.

- Pháp luật sẽ bảo đảm dân chủ, công bằng, phù hợp lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau.

- Pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thống nhất trong toàn quốc và được đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước nên hiệu lực thi hành cao.

c. PL là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình:

- Hiến pháp quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong từng lĩnh vực cụ thể.

- Công dân thực hiện quyền của mình theo quy định của PL.

- PL là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật:

a. Khái niệm thực hiện pháp luật: Là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của PL đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

b. Các hình thức thực hiện pháp luật:

- Sử dụng PL: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép làm.

- Thi hành PL: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

- Tuân thủ PL: Các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.

- Áp dụng PL: Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.

c. Các giai đoạn thực hiện PL: (không học)

2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý:

a. Vi phạm pháp luật:

- Có 3 dấu hiệu nhận biết vi phạm PL:

+ Hành vi trái pháp luật.

+ Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

+ Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.

- Khái niệm: Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm phạm các quan hệ xã hội do PL bảo vệ.

b. Trách nhiệm pháp lý: Là nghĩa vụ mà các chủ thể vi phạm PL phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế do nhà nước áp dụng.

c. Các loại vi phạm PL và trách nhiệm pháp lý:

- Vi phạm hình sự: là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, được coi là tội phạm và quy định tại Bộ luật Hình sự. Người có hành vi vi phạm hình sự phải chịu trách nhiệm hình sự, thể hiện ở việc phải chấp hành hình phạt theo quyết định của Toà án.

- Vi phạm hành chính: là hành vi vi phạm PL có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước. Người vi phạm hình sự phải chịu trách nhiệm hành chính, như: bị phạt tiền, phạt cảnh cáo, khôi phục lại tình trạng ban đầu, thu giữ tang vật, phương tiện được để vi phạm,…

- Vi phạm dân sự: là hành vi vi phạm PL xâm phạm các mối quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

- Vi phạm kỷ luật: là vi phạm PL xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nƣớc,…

+ Trách nhiệm kỷ luật: các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, thôi việc, chuyển công tác khác,…

Bài 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT

1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ:

- Khái niệm: là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

- Hiểu về quyền và nghĩa vụ:

+ Bất kỳ công dân nào, nếu đáp ứng các quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công dân. Ngoài việc hưởng quyền, công dân còn phải thực hiện nghĩa vụ một cách bình đẳng.

+ Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần, địa vị xã hội.

2. Công dân hình đẳng về trách nhiệm pháp lý: Là bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi phạm pháp luật của mình và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Trách nhiệm của Nhà nước:

- Quyền và nghĩa vụ của công dân được nhà nƣớc quy định trong Hiến pháp và luật.

- Nhà nước không những đảm bảo cho công dân bình đẳng trước pháp luật mà còn xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân.

- Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thốngpháp luật cho phù hợp với từng thời kỳ nhất định làm cơ sở pháp lý cho việc xử lý hành vi xâm hại quyền và nghĩa vụ của công dân.

Bài 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦACÔNG DÂN

TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

1. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình:

a. Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?Là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không biệt đối xử trong mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội.

b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình:

- Bình đẳng giữa vợ chồng: Được thể hiện trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

+ Quan hệ nhân thân:

* Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau…

* Vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định…

+ Quan hệ tài sản:

* Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung…

* Những tài sản chung của vợ chồng khi đăng kí quyền sở hữu…

* Việc mua, bán, đổi, cho, vay, mượn và những giao dịch dân sự khác có liên quan tài sản chung...

* Ngoài ra, vợ chồng vẫn có tài sản riêng…

- Bình đẳng giữa cha mẹ và con.

- Bình đẳng giữa ông bà và cháu.

- Bình đẳng giữa anh chị em.

2. Bình đẳng trong lao động:

a. Thế nào là bình đẳng trong lao động? Là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua tìm việc làm, bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao động, bình đẳng giữa lao động nam và nữ trong cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước.

b. Nội dung cơ bản:

- Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

+ Quyền lao động là quyền của công dân được tự do sử dụng sức lao động của mình trong việc tìm kiếm...

+ Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm...

+ Người lao động phải đủ tuổi theo quy định, có khả năng lao động và giao kết hợp đồng lao động...

- Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

+ Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công...

+ Nguyên tắc: Tự do; tự nguyện; bình đẳng; không trái pháp luật và thoả ước lao động tập thể; giao kết trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động.

- Công dân bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

+ Bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm.

+ Bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng.

+ Được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm...

+ Lao động nữ cần được quan tâm hơn đến đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ...

3. Bình đẳng trong kinh doanh:

a. Khái niệm: Là cá nhân, tổ chức khi tham gia quan hệ kinh tế từ lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức kinh doanh đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh, bình đẳng theo quy định của pháp luật.

b. Nội dung cơ bản:

- Có quyền lựa chọn hình thức, tổ chức kinh doanh theo sở thích và khả năng nếu có đủ điều kiện.

- Tự chủ đăng ký kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

- Khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

- Chủ động mở rộng quy mô, ngành nghề kinh doanh.

- Bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Bài 5: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO

I. Kiến thức cơ bản:

1. Bình đẳng giữa các dân tộc:

a. Khái niệm: Là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc, màu da,... được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.

b. Nội dung quyền bình đẳng:

- Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị: Thông qua quyền của công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia vào bộ máy nhà nước… thực hiện theo 2 hình thức: trực tiếp và gián tiếp.

- Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế: Chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, không có sự phân biệt dân tộc đa số hay thiểu số. Các vùng: sâu, xa, đồng bào dân tộc thiểu số được Nhà nước quan tâm đặc biệt.

- Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về văn hóa, giáo dục:

+ Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết riêng của mình. Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp được giữ gìn, khôi phục và phát huy…

+ Các dân tộc đều bình đẳng trong hưởng thụ nền giáo dục nước nhà, Nhà nước tạo mọi điều kiện để các dân tộc khác nhau đều bình đẳng về cơ hội học tập.

c. Ý nghĩa:

- Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở đoàn kết các dân tộc.

- Đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển là sức mạnh toàn diện góp phần xây dựng đất nước.

d. Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước: (đọc thêm)

2. Bình đẳng giữa các tôn giáo:

a. Khái niệm: Là các tôn giáo ở Việt Nam có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo đều được pháp luật bảo vệ.

b. Nội dung quyền bình đẳng:

- Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước PL, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của PL.

- Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của PL được Nhà nước bảo đảm, các cơ sở tôn giáo được PL bảo hộ.

c. Ý nghĩa:

- Là cơ sở tiền đề quan trọng của khối đoàn kết dân tộc.

- Thúc đẩy tinh thần đoàn kết keo sơn của nhân dân VN.

- Tạo sức mạnh tổng hợp cả dân tộc trong công cuộc xây dựng đất nước.

d. Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước: (đọc thêm)

Bài 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN

I. Kiến thức cơ bản:

1. Các quyền tự do cơ bản của công dân:

a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể:

- Khái niệm: Là không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

- Nội dung:

+ Không một ai dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam giữ người vì lý do không chính đáng hoặc nghi ngờ không có căn cứ.

+ Các trường hợp bắt giam giữ người:

* Bắt người khi có quyết định của VKS, cơ quan điều tra, Toà án.

* Bắt người trong trường hợp khẩn cấp khi thuộc một trong ba căn cứ theo quy định của pháp luật…

* Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

- Ý nghĩa: (Đọc thêm)

b. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm:

- Khái niệm:

+ Công dân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm.

+ Không ai được xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.

- Nội dung:

+ Không ai được xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của người khác.

* Đánh người, hành vi hung hãn, côn đồ.

* Giết người, đe doạ giết người, làm chết người.

+ Không ai được xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm người khác: Bịa ra tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác, hạ uy tín, gây thiệt hại về danh dự cho người khác.

- Ý nghĩa: (Đọc thêm)