Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT(3 tiết )
Tiết 1
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Học xong tiết 1 bài 2 học sinh có khả năng.
1. Về kiến thức.
-HS nêu và hiểu được KN thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật.
2. Về kĩ năng.
-Học sinh biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.
3. Về thái độ.
- HS có ý thức tôn trọng pháp luật, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật, đồng thời phê phán những hành vi vi phạm pháp luật.
II- CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÊN Ở HỌC SINH.
Năng lực tự nhận thức, năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán , năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo , năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực quản lí và phát triển bản thân.
III-PHƯƠNG PHÁP /KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Trực quan..
-Thao luận nhóm, xử lí tình huống, nêu vấn đề, thuyết trình, kết luận, vấn đáp, KT đăt câu hỏi, KT Khăn phủ bàn.
IV- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
- SGK, SGV GDCD 12; Bài tập tình huống 12, bài tập trắc nghiệm GDCD 12; Tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD 12
-Tình huống pháp luật liên quan đến nội bài học.
- Hiến pháp 2013
-Tích hợp luật: ATGT (Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14-9-2007 của CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB, điều 4, điều 9, điều 24); Luật lao động điều 111; GDBVMT, Luật bầu cử, ứng cử, Luật phòng chống tham nhũng, Luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009
-Máy chiếu đa năng; hình ảnh của một số hành vi thực hiện đúng và vi phạm PL
-Giấy A4, giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính, kéo , phiếu học tập .
V. TỔ CHỨCDẠY HỌC.
Hoạt độngcủa giáo viên và học sinh |
Nội dung bài học |
1. KHỞI ĐỘNG. * Mục tiêu: -Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu xem mình đã biết gì về các hành vi thực hiện pháp luật. -Rèn luyện năng lực nhận xét, đánh giá, phê phán cho học sinh. * Cách tiến hành: -GV trình chiếu một số hình ảnh công dân không thực hiện pháp luật giao thông đường bộ. GV:yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh. HS quan xát. GV hỏi: Các em thấy điều gì qua hình ảnh vừa xem?. HS trả lời: Dự đoán : + Học sinh và người tham gia giao thông đã dàn hàng khi tham gia giao thông và không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp địên, xe máy . GV hỏi: Em hãy cho biết hành vi học sinh đi xe đạp điện, người tham gia giao thông đi xe máy mà không đội mũ bảo hiểm, và dàn hàng khi tham gia giao thông là đúng hay sai Vì sao? HS trả lời: Dự kiến: Hành vi trên là sai. Vì đều không thực hiện đúng quy định của pháp luật phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy , xe gắn máy , xe đạp điện , xe mô tô, và cấm dàn hàng khi tham gia giao thông. GVdẫn dắt: Vậy thế nào là thực hiện pháp luật, có mấy hình thức thực hiện pháp luật? đó là những hình thức nào?Các em cùng đi vào tìm hiểu nội dung của tiết học hôm naybài 2 :Thực hiện pháp luật. 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. Hoạt động 1:Thảo luận tìm hiểu KN thực hiện PL. PP/KTDH: Đọc SGK, thảo luận lớp, tình huống, thuyết trình, KT đặt câu hỏi. *Mục tiêu: - HS hiểu được thế nào là thực hiện pháp luật; nêu được khái niệm thực hiện pháp luật; tỏ thái độ không đồng tình trước những hành vi không thực hiện đúng pháp luật.,vận dụng được kiến thức vào giải quyết tình huống trong cuộc sống hàng ngày. - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, giao tiếp. * Cách tiến hành. GV trình chiếu 2 ví dụ tình huống trong SGK và kèm theo hình ảnh minh hoạ. +VD- TH1: Trên đường phố mọi người đi xe đạp, xe máy, xe ô tô tự giác dừng lại đúng nơi quy định, không vượt ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ. Đó là việc các công dân thực hiện pháp luật giao thông đường bộ. VD- TH2: 3 thanh niên đèo ( chở) nhau trên một xe máy không đội mũ bảo hỉêm bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe, lập biên bản phạt tiền. Đó là việc cảnh sát giao thông áp dụng pháp luật để xử lí hành vi vi phạm pháp luật giao thông của các công dân.
GV yêu cầu học sinh quan sát ví dụ, hình ảnh và gọi 1 học sinh đọc 2 ví dụ tình huốngtrên. HS quan sát và đọc 2 ví dụ tình huống. GV hỏi: Trong VD1 theo em chi tiết nào trong tình huống thể hiện hành động thực hiện pháp luật giao thông đường bộ một cách có ý thức, có mục đích? Sự tự giác đó đã đem lại tác dụng như thế nào? ? Trong VD 2 theo em để xử lí 3 thanh niên vi phạm, cảnh sát giao thông đã làm gi? Hành vi đó có hợp pháp không? ? Cảnh sát giao thông căn cứ vào đâu để hành động như vậy? ? Mục đích của việc xử phạt đó để làm gì? HS thảo luận theo cặp.( 2 HS một cặp) HS trả lời : Dự kiến + Trong VD 1 chi tiết mọi người đi xe đạp, xe máy, ô tô tự giác dừng lại đúng nơi quy định, không vượt qua ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ là hành động thực hiện đúng pháp luật. + TrongVD 2 cảnh sát giao thông đã yêu cầu 3 thanh niên dừng xe và lập biên bản phạt tiền.Hành vi xử phạt của cảnh sát giao thông là hợp pháp. + Cảnh sát giao thông đã căn cứ vào pháp luật, tức là áp dụng pháp luật. + Mục đích của việc xử phạt nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm luật giao thông của 3 thanh niên, để đảm bảo trật tựan toàn giao thông, đồng thời giáo dục ý thức thực hiện chấp hành luật giao thông đường bộ cho 3 thanh niên . GV nhận xét, bổ sung . GV hỏi : Vậy theo em thực hiện pháp luật là gì? Lấy ví dụ minh hoạ vềthực hiện pháp luật trong cuộc sống hàng ngày của bản thân các em và những người xung quanh? HS trả lời: Dự kiến : THPL là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. VD : Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện, không đua xe, không vượt đèn đỏ... là thực hiện pháp luật. * GV nhận xét - kết luận : GV trình chiếu một số hình ảnh thực hiện pháp luật VD : Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy là thực hiện pháp luật. HS tự ghi nhớ kiến thức. GV hỏi câu hỏi mở rộng: Theo em, một hành vi như thế nào thì được coi là hành vi hợp pháp ? HS trả lời : Dự đoán : GV nhận xét, bổ sung : Hành vi hợp pháp là hành vi không vượt quá phạm vi các quy định của pháp luật, mà phù hợp với các quy định của pháp luật, có lợi cho Nhà nước, xã hội và công dân. Người có hành vi hợp pháp là người : + Làm những việc mà pháp luật cho phép làm. + Làm những việc mà pháp luật quy đinh phải làm. +Không làm những việc mà pháp luật cấm. GV dẫn dắt : Hoạt động 2: Thảo luận, tìm hiểu các hình thức thực hiện PL. PP/ KTDH : KT Khăn phủ bàn, Thảo luận nhóm, vấp đáp, *Mục tiêu : - HS hiểu được các hình thức thực hiện pháp luật; trình bày được các hình thức thực hiện pháp luật, vận dụng được kiến thức vào giải quyết tình huống trong cuộc sống hàng ngày. - Rèn luyện năng lực tư duy, năng lực tự học,năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát. Năng lực giao tiếp, trình bày vấn đề và hợp tác, làm việc theo nhóm, *Cách tiến hành GV cho học sinh tự đọc tìm hiểu nội dung các hình thức thực hiện pháp luật trong sách giáo khoa. GV hỏi : Theo em có mấy hình thức thực hiện pháp luật và đó là những hình thức nào ? HS trả lơi : Dự kiến. : Có 4 hình thức thực hiện pháp luật : + Sử dụng pháp luật. + Thi hành pháp luật. + Tuân thủ pháp luật. + Áp dụng pháp luật. GV chia lớp thành 4 nhóm theo 4 nội dung yêu cầucủa GV đưa ra . GV trình chiếu nội dung thảo luận của 4 nhóm. Nhóm 1: Thảo luận nội dung : Sử dụng pháp luật. - Chủ thể của SDPL là ai? - Chủ thể SDPL để làm gì? lấy VD minh hoạ? - Ở hình thức này chủ thể có bắt buộc phải thực hiện pháp luật hay không ? Từ đó rút ra kết luận sử dụng pháp luật là gì ? Nhóm 2: Thảo luận nội dung : Thi hành pháp luật. - Chủ thể của THPL là ai? - Chủ thể Thi hành pháp luật để làm gì? lấy VD minh hoạ? - Ở hình thức này chủ thể có bắt buộc phải thực hiện pháp luật hay không ? Từ đó rút ra kết luận thi hành pháp luật là gì ? Nhóm 3: Thảo luận nội dung :Tuân thủ pháp luật. - Chủ thể của TTPL là ai? - Chủ thể tuân thủ pháp luật để làm gì? lấy VD minh hoạ? - Ở hình thức này chủ thể có bắt buộc phải thực hiện pháp luật hay không ? Từ đó rút ra kết luận tuân thủ pháp luật là gì ? Nhóm 4: Thảo luận nội dung : Áp dụng pháp luật. - Chủ thể của ADPL là ai? - Chủ thể ADPL căn cứ vào đâu để áp dụng pháp luật ? -Chủ thể áp dụng pháp luật để nhằm mực đích gi ? - Chủ thể áp dụng pháp luật trong những trường hợp nào ? Từ đó rút ra kết luận áp dụng pháp luật là gì ? HS thảo luận 5 phút GV quan sát các nhóm làm việc, động viên, hướng dẫn, nhắc nhở. HS đại diện nhóm trình bày báo cáo nội dung theo Kĩ thuật khăn phủ bàn. Dự kiến nội dung báo cáo của các nhóm: HS các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung. *GVnhận xét, bổ sung ý kiến của học sinh. Nhóm 1: Sử dụng pháp luật - Chủthể của SDPL : Cá nhân, tổ chức. - Chủ thể SDPL làm những việc mà pháp luật cho phép làm :VD sử dụng quyền học tập, quyền kinh doanh, quyền bầu cử, ứng cử... - Ở hình thức này chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luât cho phép theo ý chí của mình mà không bị ép buộc phảithực hiện GV kết luận : Nhóm 2: Thi hành pháp luật. - Chủ thể của THPL : Cá nhân ,tổ chức - Chủ thể Thi hành pháp luật : Thực hiệnnghĩa vụ của mình, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. - Ở hình thức này chủ thể bắt buộc phải thực hiện quy định của pháp luât phải làm những gì pháp luật quy định phải làm. Nếu không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật thì những cá nhân và tổ chức đó sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật. GV trình chiếu một số hình ảnh thi hành pháp luật. VD : Công dân sản xuất kinh doanh nộp thuế cho Nhà nước ; Thanh niên lên đường nhập ngũ bảo vệ tổ quốc, đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe máy, xe gắn máy, xe đạp điện, bảo vệ môi trường... *GV kết luận : HS tự ghi nhớ kiến thức. Nhóm 3: Tuân thủ pháp luật. - Chủ thể của TTPL : Cá nhân, tổ chức. - Chủ thể tuân thủ pháp luật : Không làm những điều mà pháp luật cấm. - Ở hình thức nàynhững điều mà pháp luật cấm chủ thể không được làm, nếu làm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật. GV trình chiếu một số hình ảnh tuân thủpháp luật của cá nhân , tổ chức. VD : không được tự tiện phá rừng, đánh bạc, không được tham ô, tham nhũng, không đánh người đặc biệt là đánh người gây thương tích… *GV kết luận : *HS tự ghi nhớ kiến thức. Nhóm 4:: Áp dụng pháp luật. - Chủthể của ADPL : Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền. - Chủ thể ADPL : Để đưa ra quyết định phát sinh chấm dứt hoặc thay đổi các quyền nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. GV trình chiếu một số hình ảnh ví dụ về áp dụng pháp luật : Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền. VD : Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định về điều chuyển cán bộ từ Sở Giáo dục và Đào tạo sang Sở Thông tin và truyền thông. VD :Cảnh sát giao thông xử phạt người đi xe mô tô, xe gắn máy ,xe máy xe, đạp điện không đội mũ bảo hiểm từ 100000 đến 200000 ngàn đồng. *GV kết luận : *HS tự nhớ kiến thức. |
1. Khái niệm thực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật. a. Khái niệm thực hiện pháp luật. -THPL là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. b.Các hình thức thực hiện pháp luật. . + Sử dụng pháp luật: Là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những việc mà pháp luật cho phép làm. +Thi hành pháp luật: Là cá nhân, tổ chức thực hiệnnghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. +Tuân thủ pháp luật: là cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm. + Áp dụng pháp luật: là cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để đưa ra quyết định phát sinh chấm dứt hoặc thay đổi các quyền nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. -Thứ nhất : Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định trong quản lí, điều hành -Thứ hai, cơ quan nhà nước ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp giữa cá nhân, tổ chức . |
3.Hoạt động : Luyện tập ,củng cố
* Mục tiêu.
- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về hành vi thực hiện pháp luật, biết ứng xử và thực hiện phù hợp trong một tình huống giả định trong cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, giao tiếp.
* Cách tiến hành.
- GV đưa ta tình huống có câu hỏi trắc nghiệm
- GV : Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm (GV đã chuẩn bị phiếu trắc nghiệm trước)
- GV yêu cầu HS so sánh sự giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật. (GV đã chuẩn bị phiếu học tập trước)
HS trả lời. Dự đoán kiến thức.
*GVnhận xét, bổ sung, kết luận.
4.Hoạt động vận dụng.
? Trong cuộc sống hàng ngày em đã thực hiện pháp luật như thế nào ? Lấy một vài ví dụ mà em đã thực hiện đúng pháp luật ?
HS trả lời Dự đoán kiến thức.
*GVnhận xét, bổ sung, kết luận.
5. Hoạt động mở rộng.
GV cung cấp địa chỉ và hướng dẫn HS về nhàtìm và sưu tầm 1 số ví dụ về các loại vi phạm HS, HC, DS, KL và trách nhiệm pháp lí HS, HC, DS, KL.