Bài 8: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN (Tiết 1)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức:
Nêu được khái niệm, nội dung cơ bản và ý nghĩa về quyền học tập, sáng tạo và phát triển của CD.
Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
2. Về kỹ năng:
Biết thực hiện và có khả năng nhận xét việc thực hiện các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân theo quy định của pháp luật.
3. Về thái độ:
Có ý thức thực hiện quyền HT, sáng tạo và phát triển của mình; tôn trọng các quyền đó của người khác
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Hiến pháp năm 1992; Luật Giáo dục năm 2005;Bộ Luật Dân sự năm 2005;...
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK GDCD LỚP 12
- Tình huống GDCD 12; Bài tập trắc nghiệm GDCD 12.
- Sơ đồ, biểu đồ
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Hãy cho biết học sinh THPT có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào?
3. Tiến trình bài học:
*Hoạt động 1: Khái niệm , nội dung quyền học tập của công dân
- Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại.
- Hình thức tổ chức dạy học: Học theo lớp, học cá nhân.
- Thời gian tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò *Bước 1:GV gọi 1 HS đọc thư Bác Hồ gửi cho HS nhân ngày khai trường năm học đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (SGK - trang 83). *Bước 2: GV đặt câu hỏi: - Em hiểu thế nào về lời căn dặn của Bác Hồ? - Thế nào là quyền học tập của công dân? - GV:Quyền học tập của công dân được biểu hiện trên những nội dung nào? |
Nội dung 1.Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân a) Quyền học tập của công dân *Khái niệm Mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành,nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời. b.Nội dung quyền học tập của công dân |
||
Nội dung |
Biểu hiện |
Ví dụ |
|
Quyền học tập không hạn chế (Tuy nhiên mỗi người có thực hiện được quyền này hay không còn tùy thuộc vào khả năng cá nhân, thông qua các kì thi tuyển sinh theo quy định của Bộ GD và ĐT). |
- Học từ thấp đến cao - Tiến hành theo quy định của pháp luật |
- Tiểu học, THCS, THPT - Học THCN, CĐ, ĐH, Trên ĐH |
|
Học bất cứ ngành nghề nào (Tùy theo khả năng, sở thích và điều kiện của mình và theo những tiêu chuẩn quy định của nghành GD và ĐT của từng cơ sở đào tạo). |
- Mọi công dân có quyền tự do lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân. |
- Kỹ sư, bác sỹ, luật sư, giáo viên…. |
|
Học bằng nhiều hình thức, học thường xuyên, học suốt đời. (Đây là một quan niệm mới và nội dung mới của pháp luật nước ta nhằm mở rộng cánh cửa học đường cho mọi người, làm cho cả nước trở thành một xã hội học tập.) |
-Học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, tập trung hoặc không tập trung; học ở trường quốc lập, trường dân lập, trường tư thục. -Học ở các độ tuổi khác nhau. |
- Bán công, tại chức, trung tâmgiáo dục thường xuyên... |
|
Mọi công dân đều được đối xử bình đẳngvề cơ hội học tập. (Thể hiện bản chất tốt đẹp hơn hẳn của chế độ xã hội ta so với các chế độ xã hội trước đó). |
- Không phân biệt dân tộc tôn giáo, giới tính, thành phần. -Học sinh có hoàn cảnh khó khăn được Nhà nước giúp đỡ, tạo điều kiện để thực hiện quyền học tập. |
- Chính sách nhà nước tạo cơ hội cho mọi người: Cho SV nghèo vay vốn,.... |
|
4.Tổng kết và hướng dẫn học tập:
4.1.Tổng kết:
- GV củng cố nội dung chính của bài học
- Hướng dẫn HS làm một số bài tập tình huống
4.2.Hướng dẫn học tập
- Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến bài (hình ảnh, bài viết,..)
- Đọc phần tiếp theo bài 8
*Bổ sung, rút kinh nghiệm :Không bổ sung.