Giáo án GDCD 12 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (Tiết 4) mới nhất

BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN (Tiết 4)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức

- Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của các quyền tự do cơ bản của CD: Quyền tự do ngôn luận của công dân.

- Trình bày được trách nhiệm của NN và CD trong việc bảo đảm và thực hiện

các quyền tự do cơ bản của CD.

2. Về kĩ năng

- Biết phân biệt những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do

cơ bản của công dân.

- Biết tự bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm của người khác.

3. Về thái độ

- Có ý thức bảo vệ các quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng các quyền tự

do cơ bản của người khác

- Biết phê phán các hành vi xâm phạm tới các quyền tự do cơ bản của công dân.

II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚIPHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH.

Năng lực tư duy, năng lực giao tiếp và hợp tác,năng lực giải quyết vấn đề, năng lực

tự phê phán...

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG

+ Thảo luận nhóm.

+ Xử lý tình huống

+ Đọc và hợp tác.

+ Phương pháp trực quan.

IV.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.

-Sách học sinh, SGV,SGK môn GDCD lớp12

-Giấy Ao, bút dạ, thước kẻ

-Bộ luật hình sự

-Hiến pháp 2013...

V. TỔ CHỨC DẠY HỌC

- Ổn định lớp.

- Kiểm tra bài cũ: Không

- Giảng bài mới.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

1.Khởi động :

*Mục tiêu :

- Kích thích các em tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về các quyền tự do cơ bản của công dân cụ thể là quyền tự do ngôn luận của công dân; Liên hệ trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện các quyền tự do cơ bản.

- Rèn luyện năng lực tư duy, năng lực tự phê phán của học sinh...

*Cách tiến hành.

- GV định hướng cho HS :

- GV nêu tình huống cho học sinh thảo luận và trả lời rồi từ đó dẫn vào bài mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức.

+ Hoạt động 1: Sử dụng phương pháp đàm thoại ,thảo luận đề để tìm hiểu Quyền tự do ngôn luận .

.*Mục tiêu :

-HS nêu được thế nào là Quyền tự do ngôn luận và nội dung của Quyền tự do ngôn luận .

- Rèn luyện năng lực tư duy, năng lực phê phán năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.

*Cách tiến hành

- GV kẻ bảng, phân biệt quyền tự do ngôn luận trực tiếp và tự do ngôn luận gián tiếp.

- HS trả lời câu hỏi: Là HS phổ thông, em đã thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình ở trường, lớp như thế nào?

- HS:Trao đổi, bổ sung ý kiến.

- GV kết luận:

+ Hoạt động 2 : Sử dụng phương pháp đàm thoại ,thảo luậnđể tìm hiểu trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân.

.*Mục tiêu :

-HS nêu được Trách nhiệm của Nhà nước công dân trong việc thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân.

 - Rèn luyện năng lực tư duy, năng lực phê phán năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.

*Cách tiến hành

- GV đưa ra câu hỏi:

+ Nhà nước cần phải làm gì để thực hiện tốt các quyền tự do cơ bản của công dân.?

+ Theo em, CD có thể làm gì để thực hiện các quyền TD cơ bản của mình?

+ Công dân cần học tập, tìm hiểu pháp luật.

+ Công dân có trách nhiệm phê phán, đấu tranh và tố cáo các hành vị vi phạm các quyền tự do cơ bản

+ Công dân cần tích cực giúp đỡ cán bộ có thẩm quyền thi hành quyết định bắt người, khám người, khám chỗ ở trong trường hợp cần thiết mà pháp luật quy định.

+ Ngoài ra, công dân dân cần rèn luyện nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng các quyền tự do cơ bản của công dân.

- HS:Trao đổi, bổ sung ý kiến.

- GV kết luận:

1. Các quyền tự do cơ bản của công dân.

e) Quyền tự do ngôn luận

Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

Có nhiều hình thức và phạm vi để thực hiện quyền nay:

­Sử dụng quyền này tại các cuộc họp ở các cơ quan, trường học, tổ dân phố,… bằng cách trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.

­Viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước; về xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh; về ủng hộ cái đúng, cái tốt, phê phán và phản đối cái sai, cái xấu trong đời sống xã hội.

­ Đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri cơ sở, hoặc công dân có thể viết thư cho đại biểu Quốc hội trình bày, đề đạt nguyện vọng.

2.Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân

a. Trách nhiệm của Nhà nước( đọc thêm)

- Trách nhiệm của Nhà nước được thể hiện thông qua công tác ban hành pháp luật, tổ chức bộ máy Nhà nước và kiểm tra, giám sát việc bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân.

-Xây dựng hệ thống pháp luật, tổ chức bộ máy, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện, xử lý nghiêm minh việc xâm phạm các quyền tự do cơ bản của công dân.

-Nhà nước tổ chức và xây dựng bộ máy các cơ quan bảo vệ pháp luật bao gồm: Công an, Viện Kiểm Sát, Tòa án,...

b.Trách nhiệm của công dân

­ -Phải học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình.

­ -Có trách nhiệm phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.

­ -Tích cực tham gia giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành quyết định bắt người, khám người trong những trường hợp được pháp luật cho phép. ­ Tự rèn luyện, nâng cao ý thức pháp luật để sống văn minh, tôn trọng PL, tự giác tuân thủ pháp luật của NN, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác.

3 . Hoạt động luyện tập.

* Mục tiêu:

- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về quyền tự do ngôn luận.

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

* Cách tiến hành :

- GV tổ chức cho học sinh làm bài tập 12 SGK trang 67

- HS làm bài tập .

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả , lớp bổ sung ý kiến

- GV chính xác hóa kiến thức

4. Hoạt động vận dụng.

* Mục tiêu:

- Tạo điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức và kỹ năng có được vào các tình huống bối cảnh mới nhất là vận dụng vào cuộc sống .

- Rèn luyện năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực công dân, năng lực quản lí và phát triển bản thân .

*Cách tiến hành:

a, Tự liên hệ:

- Bằng kiến thức đã học, em hiểu biết gì về quyền tự do ngôn luận. Liên hệ bản thân?

-Liên hệ trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quyền tự do cơ bản.

b, Nhận diện xung quanh:

- Em hãy nêu những ví dụ về những hành vi xâm phạm quyền tự do ngôn luận của công dân?

c, GV định hướng HS:

- HS tôn trọng và thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận của công dân?

d, HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.

5. Hoạt động mở rộng.

- GV cung cấp địa chỉ và hướng dẫn HS cách tìm văn bản pháp luật trên mạng Internet, ví dụ : http://moj.gov.vn

- HS sưu tầm một số ví dụ về Vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân.