Bài 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Học xong bài này, HS cần:
1. Kiến thức
- Hiểu được khái niệm, nội dung một số quyềnbình đẳng của công dân trong lĩnh vực kin doanh.
2. Về kỹ năng
- Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực trong kinh doanh.
3.Về thái độ.
- Có ý thức tôn trọng các quyền bình đẳng của công dân trong cuộc sống hàng ngày
- Phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân.
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH.
- Năng lực tự học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực quản lí và phát triển bản thân
- Năng lực tư duy phê phán về các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình, trong lao động và trong kinh doanh...
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC .
- Đàm thoại
- Thuyết trình., thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề
- Đọc hợp tác...
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- HD thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD THPT
- Giáo án, SGK, SGV GDCD lớp 12, Tình huống GDCD 12
- Tranh, ảnh, sơ đồ và các tư liệu, tình huống có liên quan đến nội dung bài học.
V. TỔ CHỨC DẠY HỌC
Hoạt động cơ bản của giáo viên và học sinh |
Nội dung bài học |
1. Khởi động * Mục tiêu: - Kích thích học sinh tìm hiểu về nội dung của pháp luật về bình đẳng trong kinh doanh. - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh. * Cách tiến hành:Gv đưa ra tình huống mâu thuẫn có liên quan đến quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực nhất định, từ đó làm cho học sinh thấy được sự cần thiết phải có những hiểu biết cơ bản về quyền bình đẳng của công dân và dẫn vào bài học. - GV cho học sinh thảo luận. - GVKL |
|
2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Phát vấn và xử lí tình huống nhằm tìm hiểu nội dung bình đẳng trong kinh doanh. * Mục tiêu - Học sinh nêu được thế nào là công dân bình đẳng trong kinh doanh. - Rèn luyện năng lực nhận thức và năng lực tư duy phê phán cho học sinh. * Cách tiến hành - GV: Cho HS xem một số hình ảnh về hoạt động kinh doanh của con người trên một số lĩnh vực khác nhau:
- GV hỏi: Những hình ảnh trên miêu tả hoạt động gì? Hãy nêu một số hoạt động kinh doanh mà em biết? Mục đích của hoạt động đó? - 2 đến 3 học sinh trả lời. - GV cho học sinh làm bài tập tình huống. Được bố mẹ đầu tư vốn, A đã đủ 18 tuổi, gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh mặt hàng điện thoại di động lên UBND huyện. Hồ sơ của A hợp lệ, đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật. Đến ngày hẹn để lấy giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, anh A đến nhận thì hồ sơ của anh bị từ chối. Anh được cán bộ nhận hồ sơ giải thích rằng, anh chưa được cấp giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh vì anh vừa mới qua tuổi vị thành niên và chưa có bằng kinh tế.Bên cạnh đó, anh không được lựa chọn ngành nghề kinh doanh mà phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền sắp xếp. Hỏi: Em có nhận xét gì về lời giải thích của cán bộ trên - HS: 2 đến 3 học sinh trả lời - GV: Nhận xét, bổ xung và kết luận: Lời giải thích của Cán bộ là không đúng với quy định của pháp luật. GV liên hệ điều 57 của Hiến pháp 2013: Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật. Điều 9 luật Doanh nghiệp quy định: Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lí doanh nghiệp ( trừ trường hợp pháp luật cấm) - GV: Từ tình huống trên, theo emhiểu bình đẳng trong kinh doanh là gì? - HS trả lời. - GV bổ xung và kết luận => |
3. Bình đẳng trong kinh doanh. a. Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh? - Quyền bình đẳng trong kinh doanh là quyền của mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sx kinh doanh đều bình đẳng theo qui định pháp luật. |
Hoạt động 2: Đọc hợp tác tìm hiểu nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh. * Mục tiêu - Học sinh nêu được nội dung công dân bình đẳng trong kinh doanh. - Rèn luyện năng lực tự học, giao tiếp và hợp tác. * Cách tiến hành - GV trình chiếu điều 7, điều 8 trong Luật Kinh Doanh (2014) về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Điều 7. Quyền của doanh nghiệp - Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm. - Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh. - Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn. - Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng. - Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh. 7. Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh. - Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp. - Từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật. - Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. - Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.. Điều 8. Nghĩa vụ của doanh nghiệp - Đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. - Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố. - Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động, báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh. - Thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng. . - GV Yêu cầu học sinh tự đọc hiểu - HS tự đọc hiểu sau đó chia sẻ nội dung đã đọc theo cặp về nội dung kiến thức đã tóm tắt, tự giải đáp cho nhau những thắc mắc và nêu câu hỏi đề nghị giáo viên giải thích ( nếu có). - GV: nêu tiếp yêu cầu mỗi cặp học sinh khái quát những nội dung cơ bản của quyền bình đẳng trong kinh doanh và nêu ví dụ minh họa? - HS tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong thời gian 5 phút. - Một số cặp học sinh báo cáo kết quả làm việc - Lớp nhận xét, bổ sung. - GV: Chính xác hóa đáp án của học sinh, nêu thêm một số ví dụ khác và chốt lại nội dung bình đẳng trong kinh doanh. |
b. Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh. - Mọi công dân, không phân biệt, nếu có đủ điều kiện đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chứckinh doanh tùy theo điều kiện, khả năng của mình. - Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng ký kinh doanh trong ngành, nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. - Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài. - Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh. - Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong qúa trình hoạt động kinh doanh. c. Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong kinh doanh ( Giảm tải – không dạy) |
3. Hoạt động luyện tập.
* Mục tiêu
- Luyện tập để học sinh củng cố những gì đã biết về bình đẳng trong kinh doanh.
- Biết ứng xử phù hợp trong một tình huống giả định.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
* Cách tiến hành
- GV lần lượt đưa câu hỏi củng cố nội dung bài học:
Sau khi TN THPT nếu em có ý định kinh doanh thì em có quyền thực hiện mong muốn của mình không? Nếu em đã có đủ điều kiện và khả năng vậy sở thích kinh doanh của em là mặt hàng nào? Vì sao lựa chọn mặt hàng đó?
Em có nhận xét gì về quan điểm trên?
- HS suy nghĩ và trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
4. Hoạt động vận dụng
* Muc tiêu
- Tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
-Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực công công dân, năng lực tự quản lí và phát triển bản thân.
* Cách tiến hành
1. GV yêu cầu:
a. Tự liên hệ:
- Nêu những việc làm tốt, những việc làm chưa tốt của bản thân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thực hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh? Nêu cách khắc phục những việc làm và hành vi chưa tốt đó?
b. Nhận diện xung quanh
- Hãy nêu một số việc làm thể hiện bình đẳng giữa bạn nam và nữ trong kinh doanh?
- Hãy nêu một số việc làm thể hiện tất cả các thành viên trong lớp em đều bình đẳng trong thực hiện quyền kinh doanh?
c. GV định hướng học sinh
- Học sinh thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của bản thân, trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và trong lao động và kinh doanh, đồng thời biết tôn trọng các quyền của người xung quanh...
- HS làm bài tập 59-SGK T44.
2. HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
5. Hoạt động mở rộng.
- HS sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói vềhoạt động trong kinh doanh.
-------------------------------------------------------