Đề bài
PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Tuổi trẻ không là khái niệm chỉ một giai đoạn trong đời người, mà chỉ một trạng thái tâm hồn. Tuổi trẻ không nhất thiết phải gắn liền với sức khỏe và vẻ tráng kiện bên ngoài, mà lại gắn với ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống.
Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát, ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm hơn là ở sự tìm kiếm an nhàn. Những đức tính đó thường dễ thấy ở những người năm sáu mươi tuổi hơn là ở đa số thanh niên tuổi đôi mươi. Không ai già đi vì tuổi tác, chúng ta chỉ già đi khi để tâm hồn mình héo hon.
Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn. Năm tháng in hằn những vết nhăn trên da thịt, còn sự thờ ơ với cuộc sống tạo những vết nhăn trong tâm hồn. Lo lắng, sợ hãi, mất lòng tin vào bản thân là những thói xấu hủy hoại tinh thần của chúng ta.
(Trích Điều kỳ diệu của thái độ sống – Mac Anderson, tr.68,
NXB Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh, 2017)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3. Trong vế câu “Sự thờ ơ với cuộc sống sẽ tạo nên những vết nhăn trong tâm hồn”, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Nêu cách hiểu ngắn gọn của anh/chị về nghĩa của từ đó.
Câu 4. Văn bản gửi đến anh/chị thông điệp gì?
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về nội dung: "Sống để tuổi thanh xuân có ý nghĩa"?
Câu 2. (5.0 điểm)
Phân tích tâm trạng của nhân vật Liên qua tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
Lời giải chi tiết
I. ĐỌC HIỂU | Câu 1: * Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính công vụ * Cách giải: Phương thức biểu đạt: nghị luận Câu 2: * Phương pháp: Phân tích, tổng hợp * Cách giải: Học sinh chỉ ra được 1 trong 2 ngữ liệu sau: - "Tuổi trẻ không nhất thiết phải gắn liền với sức khỏe và vẻ tráng kiện bên ngoài, ma lại gắn với ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống". - "Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát, ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm hơn là sự tìm kiếm an nhàn". - Tác dụng: Nhấn mạnh những yếu tố làm nên tuổi trẻ, từ đó giúp người đọc nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng tâm hồn tươi tốt, để giữ mãi tuổi trẻ trong chính tâm hồn mỗi người. Thái độ tươi trẻ làm nên vẻ đẹp tâm hồn chứ không phải yếu tố nào khác. Câu 3: * Phương pháp: Phân tích, tổng hợp * Cách giải: Từ chuyển nghĩa: - Từ “vết nhăn” được dùng theo nghĩa chuyển - Ý nghĩa: Biểu thị sự già nua, chai sạn trong tâm hồn Câu 4: * Phương pháp: Phân tích, lý giải * Cách giải: - Văn bản gửi đến thông điệp + Đừng để tâm hồn mình trở nên già nua + Hãy giữ cho tâm hồn luôn tươi trẻ bằng cách sống mạnh mẽ, có lý trí, lạc quan, can đảm, biết yêu thương. |
II. LÀM VĂN | Câu 1: * Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận * Cách giải: - Giải thích: + Sống là một hành trình mà mỗi con người đều trải qua. + Tuổi thanh xuân là quãng thời gian tươi đẹp của mỗi con người, đó chính là tuổi trẻ. => Sống để tuổi thanh xuân có ý nghĩa là sống hết mình, cháy hết mình ở quãng đời tuổi trẻ. - Phân tích, bàn luận vấn đề + Sống thế nào để tuổi xuân có ý nghĩa? + Sống một cách đầy nhiệt huyết, luôn khao khát theo đuổi những giá trị, những ước mơ chính đáng mình mong muốn. + Sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. - Liên hệ bản thân Câu 2: * Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học. * Cách giải: Yêu cầu hình thức: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận Tâm trạng của Liên trước cảnh ngày tàn: - Cảm thấy lòng buồn man mác trước cảnh chiều tàn, bóng tối dần phủ lên trên tất cả. - Ngửi thấy mùi ẩm mốc bốc lên nhưng lại cảm thấy quen thuộc, gẫn gũi và yêu thương. Tâm trạng của Liên trước những mảnh đời tàn: - Những đứa trẻ bới rác: Xót thương, tội nghiệp, bất lực vì không thể giúp đỡ. - Mẹ con chị Tí: Yêu thương, quan tâm, ân cần, ái ngại, thương cảm trước gia cảnh bần hàn, cơ cực. - Cụ Thi: Thông cảm, thấu hiểu nhưng vẫn có chút sợ sệt. Tâm trạng của Liên trong lúc đợi chuyến tàu đêm: - Hồi tưởng về những kí ức đẹp đẽ của thuở thơ ấu, lúc gia đình còn khá giả, nhớ mãi ánh đèn điện của Hà Nội. - Trước cảnh tịch mịch, ánh sáng chập chờn, âm thanh rời rạc, thưa thớt Liên luôn có cảm giác mơ hồ, khó hiểu. - Tâm trạng chờ mong chuyến tàu đêm từ Hà Nội về. Chuyến tàu mang theo ánh sáng, hi vọng và ước mơ đổi đời. - Sự hụt hẫng khi chuyến tàu mất hút giữa đêm tối, Liên lặng lẽ quay trở lại thực tại tàn khốc, cuộc sống vẫn bế tắc và tối tăm. Khái quát: Tâm trạng của Liên ngoài việc bộc lộ nghệ thuật xây dựng nhân vật tinh tế và tài tình của Thạch Lam, nó còn khiến độc giả nhận ra một thông điệp ý nghĩa về cuộc sống mà Thạch Lam muốn truyền đạt trong tác phẩm Hai đứa trẻ. |