Mục a
a) Đảng Quốc đại
* Sự thành lập Đảng Quốc đại:
- Từ giữa thế kỉ XIX, giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ đã dần dần đóng vai trò quan trọng.
- Tư sản Ấn Độ muốn được tự do phát triển kinh tế và đòi hỏi được tham gia chính quyền, nhưng bị thực dân Anh kìm hãm.
- Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân đại hội (Đảng Quốc đại) thành lập. Đó là chính Đảng đầu tiên của của giai cấp tư sản Ấn Độ. Nó đánh dấu một giai đoạn mới, giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên đài chính trị.
* Hoạt động và sự phân hóa Đảng Quốc đại:
- Phương pháp đấu tranh: phương pháp ôn hòa.
- Mục tiêu đấu tranh: yêu cầu thực dân Anh nới rộng các điều kiện để họ được tham gia các hội đồng tự trị; giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách về mặt giáo dục - xã hội.
- Sự phân hóa:
+ Phái ôn hòa - chủ trương sử dụng phương pháp đấu tranh hòa bình.
+ Phái cấp tiến (do B.Ti-lắc đứng đầu) - chủ trương sử dụng phương pháp đấu tranh bằng bạo lực.
B. Ti-lắc
Mục b
b) Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ:
* Nguyên nhân:
- Sâu xa: mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh sâu sắc.
- Trực tiếp: tháng 7/1905, Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan.
* Các phong trào đấu tranh tiêu biểu:
- Cuộc biểu tình của hơn 10 vạn người tại bờ sông Hằng (10/1905).
- Tổng bãi công của công nhân Bom-bay (6/1908).
=> Cao trào 1905 - 1908 thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân Anh. Tuy nhiên, do chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong Đảng Quốc đại đã làm cho phong trào tạm ngừng.
* Nhận xét:
- Lãnh đạo: giai cấp tư sản
- Lực lượng: toàn thể nhân dân Ấn Độ
- Mục tiêu đấu tranh: vì một nước Ấn Độ độc lập và dân chủ, giải phóng dân tộc.
- Tính chất: mang tính dân tộc dân chủ
- Phong trào giai đoạn này có nét khác biệt so với những phong trào đấu tranh trước đó. Đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ, hòa chung vào trào lưu dân tộc dân chủ của nhiều nước châu Á trong những năm đầu thế kỉ XX. Lần đầu tiên, công nhân Ấn Độ tham gia phong trào giải phóng dân tộc.
- Kết quả: chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong Đảng Quốc Đại đã làm cho phong trào tạm ngừng.
Mục c
c) Mở rộng: Sự khác biệt của cao trào 1905 - 1908 so với các phong trào đấu tranh giai đoạn trước:
- Phong trào 1905 – 1908: Do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc, đấu tranh cho một nước Ấn Độ độc lập và dân chủ.
- Phong trào trước năm 1905: đấu tranh ôn hòa, chỉ yêu cầu thực dân Anh nới rộng các điều kiện để họ được tham gia các hội đồng tự trị, giúp đỡ họ phát triển kĩ nghệ, thực hiện một số cải cách về giáo dục - xã hội.
ND chính
- Sự thành lập, hoạt động và phân hóa Đảng Quốc đại. - Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ. - Sự khác biệt của cao trào 1905 - 1908 so với các phong trào đấu tranh giai đoạn trước. |