Giải bài 1 trang 107 SBT sử 11

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng

Câu 1

Phái chủ chiến, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, tổ chức cuộc phản công quân Pháp và phát động phong trào Cần Vương dựa trên cơ sở:

A. Có sự đồng tâm nhất trí trong hoàng tộc.

B. Có sự ủng hộ của triều đình Mãn Thanh.

C. Có sự ủng hộ của đông đảo nhân dân trong cả nước và bộ phận quan lại chủ chiến trong triều đình và ở các địa phương.

D. Gồm tất cả các ý trên đều đúng.

Phương pháp giải:

Xem lại mục 1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ hiến tại Kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần Vương

Lời giải chi tiết:

Phái chủ chiến, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, tổ chức cuộc phản công quân Pháp và phát động phong trào Cần Vương dựa trên cơ sở sự ủng hộ của đông đảo nhân dân trong cả nước và bộ phận quan lại chủ chiến trong triều đình và ở các địa phương.

Chọn C

Câu 2

Cho biết nội dung chủ yếu của Chiếu Cần Vương

A. Kêu gọi quần chúng nhân dân đứng lên kháng chiến

B. Kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước vì vua đứng lên kháng chiến

C. Kêu gọi tiến hành cải cách về chính trị, xã hội

D. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp

Phương pháp giải:

Xem lại mục 1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ hiến tại Kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần Vương

Lời giải chi tiết:

Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.

Chọn B

Câu 3

Phong trào Cần Vương diễn ra sôi nổi ở địa bàn nào?

A. Trung Kì và Nam Kì

B. Bắc Kì và Nam Kì

C. Bắc Kì và Trung Kì

D. Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì

Phương pháp giải:

Xem lại mục 2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương

Lời giải chi tiết:

Phong trào Cần Vương diễn ra sôi nổi ở địa bàn Bắc Kì và Trung Kì

Chọn C

Câu 4

Ý nghĩa của phong trào Cần Vương là:

A. Củng cố chế độ phong kiến Việt Nam

B. Buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho đất nước ta

C. Thổi bùng ngọn lửa đấu tranh cứu nước trong nhân dân

D. Là nguồn gốc xuất hiện trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỉ XX

Phương pháp giải:

Xem lại mục I. Phong trào Cần Vương bùng nổ

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa của phong trào Cần Vương là: nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân tạo thành một phong trào vũ trang chống Pháp sôi nổi, liên tục kéo dài hơn 10 năm mới chấm dứt.

Chọn C

Câu 5

Đặc điểm của phong trào Cần Vương là gì?

A. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến

B. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản

C. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

D. Là phong trào yêu nước của các tầng lớp nhân dân

Phương pháp giải:

Xem lại mục I. Phong trào Cần Vương bùng nổ

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm của phong trào Cần Vương là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến.

Chọn A

Câu 6

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của phong trào Cần Vương là:

A. Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp

B. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ

C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất

D. Thực dân Pháp có lực lượng mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam

Phương pháp giải:

Xem lại mục I. Phong trào Cần Vương bùng nổ

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của phong trào Cần Vương là: Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất.

Chọn C

Câu 7

Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX là:

A. Khởi nghĩa Hương Khê

B. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh

C. Khởi nghĩa Ba Đình

D. Khởi nghĩa Bãi Sậy

Phương pháp giải:

Xem lại mục 3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896)

Lời giải chi tiết:

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê sau hơn 10 năm tồn tại đến đây kết thúc. Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX.

Chọn A

Câu 8

Địa bàn hoạt động chủ yếu của nghĩa quân Hương Khê bao gồm:

A. Hầu hết các tỉnh Trung Kì

B. 4 tỉnh: Thánh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

C. Các tỉnh Trung Kì và một phần Bắc Kì

D. Các tỉnh Trung Kì và Tây Nguyên

Phương pháp giải:

Xem lại mục 3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896)

Lời giải chi tiết:

Từ năm 1885 đến năm 1888 là giai đoạn chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu của nghĩa quân. Được Phan Đình Phùng giao nhiệm vụ, Cao Thắng đã tích cực chiêu tập binh sĩ, trang bị, huấn luyện và xây dựng căn cứ thuộc rừng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Chọn B

Câu 9

Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là:

A. Khởi nghĩa Hương Khê

B. Khởi nghĩa Yên Thế

C. Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông Đà

D. Khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên

Phương pháp giải:

Xem lại mục II. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX

Lời giải chi tiết:

Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là: Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) - kéo dài 29 năm

Chọn B

Câu 10

Nguyên nhân bùng nổ phong trào nông dân Yên Thế là

A. vì sự áp bức bóc lột nặng nề của giai cấp địa chủ phong kiến.

B. muốn lật đổ triều Nguyễn, thiết lập một vương triều khác tiến bộ hơn.

C. căm thù thực dân Pháp, chống Pháp để bảo vệ cuộc sống tự do.

D. tất cả các nguyên nhân trên.

Phương pháp giải:

Xem lại mục 4. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân bùng nổ phong trào nông dân Yên Thế là: Vì sự áp bức bóc lột nặng nề của giai cấp địa chủ phong kiến, muốn lật đổ triều Nguyễn, thiết lập một vương triều khác tiến bộ hơn, căm thù thực dân Pháp, chống Pháp để bảo vệ cuộc sống tự do.

Chọn D

Câu 11

Điểm khác của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương là:

A. Hưởng ứng chiếu Cần Vương

B. Chống thực dân Pháp, chống triều đình nhà Nguyễn

C. Là phong trào nông dân chống Pháp, không thuộc phạm trù phong trào Cần Vương

D. Là phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình nhà Nguyễn

Phương pháp giải:

Xem lại mục 4. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)

Lời giải chi tiết:

Ngoài các cuộc khởi nghĩa nổ ra dưới ngọn cờ Cần Vương, vào những năm cuối thế kỉ XIX còn xuất hiện nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân và nhân dân các dân tộc ở miền núi chống chính sách cướp bóc và bình định quân sự của thực dân Pháp. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Chọn C