Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng
Câu 1
Chính sách nào của nhà Nguyễn gây bất lợi cho sự phát triển của đất nước?
A. Đẩy mạnh khai hoang, lập đồn điền
B. Đẩy mạnh công tác thủy lợi, đắp đê dọc các sông lớn
C. Bế quan tỏa cảng
D. Nghiêm cấm nhân dân hội họp, họp chợ
Phương pháp giải:
Xem lại mục 1. Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX (trước khi thực dân Pháp xâm lược)
Lời giải chi tiết:
Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn khuyến khích cho nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.
Chọn C
Câu 2
Đường lối đối ngoại của nhà Nguyễn đã tạo điều kiện cho kẻ thù lợi dụng để tiến hành xâm lược nước ta là gì?
A. Cấm nhân dân tự động buôn bán với thương nhân nước ngoài
B. Cấm đạo, đuổi giáo sĩ
C. Khuyến khích thương nhân nước ngoài vào nước ta buôn bán
D. Bế quan tỏa cảng
Phương pháp giải:
Xem lại mục 1. Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX (trước khi thực dân Pháp xâm lược)
Lời giải chi tiết:
Quân sự lạc hậu, chính sách đối ngoại có những sai lầm, nhất là việc “cấm đạo”, đuổi giáo sĩ phương Tây, đã gây ra những mâu thuẫn làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, gây bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến sau này.
Chọn B
Câu 3
Đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta giữa thế kỉ XIX là
A. Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong giai đoạn hình thành.
B. Chế độ phong kiến việt Nam đang ở giai đoạn khủng hoảng, suy yếu.
C. Chế độ phong kiến Việt Nam được củng cố vững chắc.
D. Một lực lượng sản xuất mới - tư bản chủ nghĩa đang hình thành trong lòng xã hội phong kiến.
Phương pháp giải:
Xem lại mục 1. Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX (trước khi thực dân Pháp xâm lược)
Lời giải chi tiết:
Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, chế độ phong kiến Việt Nam đang có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
Chọn B
Câu 4
Hãy chọn phương án phù hợp điền vào chỗ trống (...) trong câu sau: "Âm mưu của Pháp là chiếm ....... làm căn cứ, rồi tấn công ra...., nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng"
A. Lăng Cô/Huế
B. Đà Nẵng/Huế
C. Đà Nẵng/Hà Nội
D. Huế/Hà Nội
Phương pháp giải:
Xem lại mục 3. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858
Lời giải chi tiết:
Âm mưu của Pháp là chiếm Đà Nẵng làm căn cứ, rồi tấn công ra Huế, nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.
Chọn B
Câu 5
Quân dân ta đã chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược như thế nào vào cuối năm 1858?
A. Triều đình ra lời hiệu triệu kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên bảo vệ Tổ quốc.
B. Quân và dân sát cánh bên nhau đánh giặc, cầm chân quân Pháp suốt 5 tháng liền trên bán đảo Sơn Trà.
C. Trên vịnh Đà Nẵng, hải quân của triều đình Huế liên tiếp tấn công quân Pháp, đốt cháy nhiều tàu giặc.
D. Ngay từ đầu, quân Pháp đã làm chủ bán đảo Sơn Trà một cách dễ dàng.
Phương pháp giải:
Xem lại mục 3. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858
Lời giải chi tiết:
Quân dân ta anh dũng chống trả quân xâm lược, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng, sau đó lại tích cực thực hiện “vườn không nhà trống” gây cho quân Pháp nhiều khó khăn. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha bị cầm chân suốt 5 tháng (từ cuối tháng 8 - 1858 đến đầu tháng 2 - 1859) trên bán đảo Sơn Trà. Về sau, quân Tây Ban Nha rút khỏi cuộc xâm lược.
Chọn B
Câu 6
Tại sao khi chiếm được thành Gia Định (1859), quân Pháp lại phải dùng thuốc nổ phá thành và rút xuống tàu chiến
A. Vì trong thành không có lương thực
B. Vì trong thành không có vũ khí
C. Vì quân triều đình phản công quyết liệt
D. Vì các đội dân binh ngày đêm bám sát và tiêu diệt chúng
Phương pháp giải:
Xem lại mục 1. Kháng chiến ở Gia Định
Lời giải chi tiết:
Khi chiếm được thành Gia Định (1859), quân Pháp lại phải dùng thuốc nổ phá thành và rút xuống tàu chiến vì các đội dân binh ngày đêm bám sát và tiêu diệt chúng.
Chọn D
Câu 7
Từ tháng 1 đến tháng 10 - 1860, cục diện trên chiến trường Nam Kì có đặc điểm sau:
A. Lực lượng quân Pháp rất đông và mạnh.
B. Lực lượng quân Pháp bị hạn chế đáng kể về số lượng do phải chia sẻ với các chiến trường khác
C. Quân đội triều đình Nguyễn ít hơn quân Pháp rất nhiều.
D. Tương quan lực lượng hai bên (ta và Pháp) cân bằng nhau.
Phương pháp giải:
Xem lại mục 1. Kháng chiến ở Gia Định
Lời giải chi tiết:
Từ đầu năm 1860, cục diện chiến trường Nam Kì có sự thay đổi. Nước Pháp đang sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Trung Quốc và I-ta-li-a, phải cho rút toàn bộ số quân ở Đà Nẵng vào Gia Định (23-3-1860). Vì phải chia xẻ lực lượng cho các chiến trường khác, số quân còn lại ở Gia Định chỉ có khoảng 1 000 tên, lại phải rải ra trên một chiến tuyến dài tới 10 km. Trong khi đó, quân triều đình vẫn đóng trong phòng tuyến Chí Hòa mới được xây dựng, trong tư thế “thủ hiểm”.
Chọn B
Câu 8
Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) giữa Pháp và triều đình nhà Nguyễn được kí kết trong hoàn cảnh nào?
A. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta dâng cao, khiến quân Pháp vô cùng bối rối
B. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta đang gặp khó khăn, bế tắc
C. Giặc Pháp chiếm Đại đồn Chí Hòa và đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì một cách dễ dàng
D. Quân triều đình bị tổn thất nặng nề, sợ hãi trước sức mạnh của quân Pháp
Phương pháp giải:
Xem lại mục 2. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp ước 5-6-1862.
Lời giải chi tiết:
Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) giữa Pháp và triều đình nhà Nguyễn được kí kết trong hoàn cảnh Quân triều đình bị tổn thất nặng nề, sợ hãi trước sức mạnh của quân Pháp.
Chọn D
Câu 9
Sau khi kí hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình nhà Nguyễn đã làm gì?
A. Bí mật chuẩn bị lực lượng chống lại quân Pháp để giành lại vùng đất đã mất
B. Ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp để mong Pháp trả lại thành Vĩnh Long
C. Không có hành động gì để đòi lại vùng đất đã mất
D. Nhờ triều đình Mãn Thanh can thiệp để đánh đuổi quân Pháp
Phương pháp giải:
Xem lại mục III. Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau hiệp ước 1862
Lời giải chi tiết:
Sau khi kí hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình nhà Nguyễn đã không có hành động gì để đòi lại vùng đất đã mất.
Chọn C
Câu 10
Ai là người chỉ huy nghĩa quân đánh chìm tàu Ét-pê-răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông và có câu nói nổi tiếng: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây"?
A. Trương Định
B. Nguyễn Trung Trực
C. Nguyễn Hữu Huân
D. Dương Bình Tâm
Phương pháp giải:
Xem lại mục 3. Nhân dân ba tỉnh miền Tây chống Pháp
Lời giải chi tiết:
Nguyễn Trung Trực lập căn cứ ở Hòn Chông (Rạch Giá). Khi bị giặc bắt đem đi hành hình, ông đã khảng khái nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
Chọn B