Mục a, b
a) Nguyên nhân:
- Sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận => “cung” vượt quá “cầu”.
b) Phạm vi, quy mô:
- Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Mĩ, trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, sau đó lan sang các ngành kinh tế khác.
- Từ Mĩ, cuộc khủng hoảng nhanh chóng lan rộng ra toàn bộ thế giới tư bản.
Mục c
c) Hậu quả:
- Kinh tế suy thoái nghiêm trọng.
- Hàng trăm triệu người thất nghiệp, phong trào đấu tranh của người lao động diễn ra sôi nổi.
- Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, nguy cơ chiến tranh thế giới mới đang đến gần.
Hàng người thất nghiệp xếp hàng dài trong cuộc khủng hoảng
Mục d
d) Hướng giải quyết khủng hoảng:
* Mĩ - Anh - Pháp:
- Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội.
- Nguyên nhân: có nhiều thuộc địa, thị trường; truyền thống dân chủ tư sản.
- Tiêu biểu: “Chính sách mới” của Mĩ.
* Đức - Italia - Nhật Bản:
- Tiến hành phát xít hóa bộ máy nhà nước.
- Nguyên nhân: không có hoặc có ít thuộc địa; thiếu vốn, nguyên liệu, thị trường tiêu thụ; là những quốc gia có truyền thống quân phiệt hiếu chiến.
ND chính
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933: nguyên nhân, hậu quả và hướng giải quyết khủng hoảng của các nước tư bản. |
Sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và hậu quả của nó