Đề bài
Hãy điền mốc thời gian phù hợp vào bảng sau và nêu ý nghĩa của các sự kiện:
Thời gian | Sư kiện | Ý nghĩa lịch sử |
| Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản |
|
| Thành lập Quốc tế thứ nhất |
|
| Công xã Pa-ri |
|
| Cách mạng dân chủ tư sản Nga lần thứ nhất |
|
| Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc |
|
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lại nội dung kiến thức đã học
Lời giải chi tiết
Thời gian | Sư kiện | Ý nghĩa lịch sử |
1789 | Cách mạng Tư sản Pháp | Lật đổ chế độ phong kiến đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho CNTB phát triển. Đây là cuộc cách mạng triệt để nhất, xứng đáng là một cuộc đại cách mạng cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân thế giới chống lại chế độ phong kiến và thực dân. |
1847 | Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản | Là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học, đánh dấu bước đầu kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân. Từ đây, giai cấp công nhân đã có lí luận cách mạng soi đường để thực hiện mục tiêu cuối cùng của những người cộng sản là xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới. |
28-9-1864 | Thành lập Quốc tế thứ nhất | Quốc tế thứ nhất là tổ chức quốc tế đầu tiên góp phần truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân quốc tế và đoàn kết, thống nhất lực lượng vô sản quốc tế dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác trong cuộc đấu tranh giải phóng loài người khỏi áp bức, bóc lột. |
18/3/1871 | Công xã Pa-ri | Là hình ảnh của một chế độ mới, xã hội mới. Cổ vũ nhân dân lao động trên thế giới về sự nghiệp đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp. Nó còn để lại nhiều bài học quý báu cho giai cấp vô sản. |
1905-1907 | Cách mạng dân chủ tư sản Nga lần thứ nhất | Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản đầu tiên do giai cấp vô sản lãnh đạo trong thời kì đế quốc chủ nghĩa. Tuy thất bại những ý nghĩa của cách mạng thật lớn lao. Cách mạng đã phát động các giai cấp bị bóc lột và các dân tộc bị áp bức trong đế quốc Nga đứng lên đấu tranh, làm lung lay chế độ Nga hoàng. Cuộc cách mạng Nga đã dấy lên một cao trào đấu tranh của giai cấp vô sản trong các nước đế quốc và thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông vào đầu thế kỉ XX. |
1911 | Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc | Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á. |