Hãy khoanh tròn chữ cá in hoa trước ý trả lời đúng
Câu 1
Phong trào dân tộc tư sản ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã có những bước tiến rõ rệt như thế nào?
A. Liên minh chặt chẽ với giai cấp vô sản để đấu tranh với thực dân xâm lược
B. Giai cấp tư sản dân tộc đề ra mục tiêu đấu tranh giành quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị
C. Phong trào diễn ra rộng khắp, sôi nổi, lôi cuốn đông đảo mọi tầng lớp trong xã hội
D. Đấu tranh đòi cải cách giáo dục, cho con em nhân dân nghèo được đi học
Phương pháp giải:
Xem lại mục 2. Khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
Lời giải chi tiết:
Giai cấp tư sản dân tộc đề ra mục tiêu đấu tranh đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường.
Chọn B
Câu 2
Nét mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. có sự liên minh giữa giai cấp vô sản với giai cấp nông dân.
B. có sự liên minh giữa tư sản và vô sản.
C. sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc.
D. giai cấp tư sản liên minh với phong kiến.
Phương pháp giải:
Xem lại mục 2. Khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
Lời giải chi tiết:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc phát triển ở hầu khắp các nước Đông Nam Á. So với những năm đầu thế kỉ XX, phong trào dân tộc tư sản có những bước tiến rõ rệt cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc.
Chọn C
Câu 3
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á diễn ra sôi nổi tại đâu?
A. Tại In-đô-nê-xia, Việt Nam
B. Tại Việt Nam
C. Tại Việt Nam và Lào
D. Tại hầu hết các nước Đông Nam Á
Phương pháp giải:
Xem lại mục 2. Khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
Lời giải chi tiết:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc phát triển ở hầu khắp các nước Đông Nam Á. So với những năm đầu thế kỉ XX, phong trào dân tộc tư sản có những bước tiến rõ rệt cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc.
Chọn D
Câu 4
Đảng Cộng sản được thành lập sớm nhất ở Đông Nam Á là
A. Đảng Cộng sản Việt Nam
B. Đảng Cộng sản In-đô-ne-xia
C. Đảng Cộng sản Mã Lai
D. Đảng Cộng sản Xiêm
Phương pháp giải:
Xem lại mục 2. Khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
Lời giải chi tiết:
Đầu tiên là Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a (5-1920), tiếp theo trong năm 1930, Đảng Cộng sản ra đời ở Việt Nam, Mã Lai, Xiêm và Phi-líp-pin.
Chọn B
Câu 5
Các Đảng Cộng sản ra đời năm 1930 ở các nước Đông Nam Á là
A. Mã Lai, Xiêm
B. Phi-lip-pin, Việt Nam
C. Việt Nam, Mã Lai, Phi-lip-pin
D. Mã Lai, Việt Nam, Xiêm
Phương pháp giải:
Xem lại mục 2. Khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
Lời giải chi tiết:
Tiếp theo trong năm 1930, các đảng cộng sản ra đời ở Việt Nam, Mã Lai, Xiêm và Phi-líp-pin.
Chọn C
Câu 6
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Lào chống thực dân Pháp trong 30 năm đầu thế kỉ XX là
A. cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam.
B. cuộc khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.
C. cuộc khởi nghĩa của Chậu Pa-chay.
D. tất cả các cuộc khởi nghĩa trên.
Phương pháp giải:
Xem lại mục III. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào và Cam-pu-chia
Lời giải chi tiết:
Ở Lào, cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam nổ ra từ năm 1901, tiếp diễn trong hơn 30 năm đầu thế kỉ XX.
Chọn A
Câu 7
Chính sách của thực dân Pháp đối với các nước Đông Dương (trong đó có Lào và Cam-pu-chia) sau chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Tiến hành xây dựng cơ sở vật chất cho đất nước
B. Thực hiện tự do dân chủ cho tất cả người dân
C. Tăng cường chính sách khai thác thuộc địa
D. Đầu tư nhiều vào phát triển văn hóa - giáo dục
Phương pháp giải:
Xem lại mục III. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào và Cam-pu-chia
Lời giải chi tiết:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác thuộc địa, nhất là ở các nước Đông Dương, vốn được coi là quan trọng và giàu có nhất trong hệ thống thuộc địa của Pháp.
Chọn C
Câu 8
Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp ở Lào và Cam-pu-chia đã diễn ra
A. Một cách tốt đẹp, nhân dân được hưởng nhiều lợi ích
B. Tàn bạo, nhân dân bị bóc lột hết sức dã man bởi chế độ thuế khóa, lao dịch nặng nề
C. Chủ yếu ở lĩnh vực ngân hàng, tài chính
D. Trong ngành khai thác mỏ để lấy nguyên liệu chở về chính quốc
Phương pháp giải:
Xem lại mục III. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào và Cam-pu-chia
Lời giải chi tiết:
Chính sách khai thác tàn bạo và chế độ thuế khóa, lao dịch nặng nề đã làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống Pháp ở các nước Đông Dương.
Chọn B
câu 9
Cuộc đấu tranh tiêu biểu trong phong trào chống thuế, chống bắt phu (1925-1926) ở Cam-pu-chia là
A. Cuộc đấu tranh của nhân dân Pray-veng
B. Cuộc nổi dậy của nông dân huyện Rô-lê-phan ở Công-pông Chơ-năng từ đấu tranh chống thuế, chống bắt phu chuyển sang đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp
C. Cuộc đấu tranh chống thuế, chống bắt phu ở Công-pông Chàm
D. Cuộc bãi công của công nhân ở Phnôm Pênh
Phương pháp giải:
Xem lại mục III. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào và Cam-pu-chia
Lời giải chi tiết:
Ở Cam-pu-chia, phong trào chống thuế, chống bắt phu bùng lên mạnh mẽ trong những năm 1925 - 1926 ở các tỉnh Prây-veng. Công-pông Chàm, Công-pông Chơ-năng… Tiêu biểu là cuộc nổi dậy của nông dân thuộc huyện Rô-lê-phan ở Công-pông Chơ-năng, từ đấu tranh chống thuế, bắt phu, phong trào chuyển sang đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp. Chính quyền thực dân đàn áp đẫm máu, hơn 400 người bị tra tấn đến chết.
Chọn B
Câu 10
Từ đấu tranh chống thuế, chống bắt phu, phong trào đấu tranh chống Pháp ở Cam-pu-chia chuyển sang
A. đấu tranh chính trị.
B. tổ chức bạo động.
C. đấu tranh nghị trường.
D. đấu tranh vũ trang.
Phương pháp giải:
Xem lại mục III. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào và Cam-pu-chia
Lời giải chi tiết:
Tiêu biểu là cuộc nổi dậy của nông dân thuộc huyện Rô-lê-phan ở Công-pông Chơ-năng, từ đấu tranh chống thuế, bắt phu, phong trào chuyển sang đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp.
Chọn D