Giải vật lí 10 bài 31 trang 120, 121, 122 Kết nối tri thức

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu hỏi tr 120

Mở đầu: Khi xe mô tô đua vào khúc cua thì có những bộ phận nào của xe chuyển động tròn?

Phương pháp giải:

Quan sát hình và vận dụng thực tế

Lời giải chi tiết:

Khi xe mô tô đua vào khúc cua thì bộ phận của xe chuyển động tròn là: bánh xe.

Câu hỏi

Câu 1: Chứng minh rằng một radian là góc ở tâm chắn cung có độ dài bằng bán kính đường tròn.

Phương pháp giải:

Mối quan hệ giữa độ dài cung với góc chắn tâm và bán kính đường tròn: \(\theta = \frac{s}{r}\)

Trong đó:

+ \(\theta \): góc chắn tâm (rad)

+ s: độ dài cung (m)

+ r: bán kính đường tròn (m).

Lời giải chi tiết:

Ta có \(\theta \) = 1 rad

\( \Rightarrow \theta = \frac{s}{r} = 1 \Rightarrow s = r\)

Vậy góc chắn tâm bằng 1 radian thì độ dài cung bằng bán kính đường tròn.

Câu 2: Tính quãng đường đi được khi vật chuyển động tròn có độ dịch chuyển góc 1 rad, biết bán kính đường tròn là 2 m.

Phương pháp giải:

Mối quan hệ giữa độ dài cung với góc chắn tâm và bán kính đường tròn: \(\theta = \frac{s}{r}\)

Trong đó:

+ \(\theta \): góc chắn tâm (độ dịch chuyển góc) (rad)

+ s: độ dài cung (m)

+ r: bán kính đường tròn (m).

Lời giải chi tiết:

Ta có \(\theta \) = 1 rad

\( \Rightarrow \theta = \frac{s}{r} = 1 \Rightarrow s = r = 2(m)\)

Câu 3: Xét chuyển động của kim giờ đồng hồ. Tìm độ dịch chuyển góc của nó (theo độ và radian):

a) Trong mỗi giờ.

b) Trong khoảng thời gian từ 12 h đến 15 h 30 min.

Phương pháp giải:

- Mối quan hệ giữa độ dài cung với góc chắn tâm và bán kính đường tròn: \(\theta = \frac{s}{r}\)

Trong đó:

+ \(\theta \): góc chắn tâm (độ dịch chuyển góc) (rad)

+ s: độ dài cung (m)

+ r: bán kính đường tròn (m).

- 1. Π = 1800

Lời giải chi tiết:

a) Ta có 1 vòng tròn tương ứng là 2π rad

=> 1 giờ vật quay được góc của đồng hồ

=> Độ dịch chuyển góc của kim giờ trong 1 giờ đồng hồ là \(\frac{{2\pi }}{{12}} = \frac{\pi }{6}\)

Đổi \(\frac{\pi }{6} = {\left( {\frac{\pi }{6}.\frac{{180}}{\pi }} \right)^0} = {30^0}\)

b)

Từ 12 h đến 15 h 30 min, độ dịch chuyển thời gian là 3 h 30 min = 3,5 giờ

Ta có 1 giờ vật quay được góc của đồng hồ

=> 3,5 h vật quay được \(3,5.\frac{1}{{12}} = \frac{7}{{24}}\) góc đồng hồ

=> Độ dịch chuyển góc của kim giờ trong 3,5 h đồng hồ là \(2\pi .\frac{7}{{24}} = \frac{{7\pi }}{{12}}\)

Đổi \(\frac{{7\pi }}{{12}} = {\left( {\frac{{7\pi }}{{12}}.\frac{{180}}{\pi }} \right)^0} = {105^0}\)

Câu hỏi tr 121

Câu hỏi: Dựa vào việc quan sát chuyển động của kim giây trong đồng hồ có kim trôi để:

Câu 1: So sánh tốc độ của các điểm khác nhau trên kim

Phương pháp giải:

Quan sát chuyển động của các kim trên đồng hồ

Lời giải chi tiết:

Ta thấy tốc độ của các điểm khi kim giây chuyển động là như nhau trên đường tròn

Câu 2: So sánh độ dịch chuyển góc trong cùng khoảng thời gian của các điểm khác nhau trên kim.

Phương pháp giải:

Quan sát chuyển động của kim giây trên đồng hồ

Lời giải chi tiết:

Độ dịch chuyển góc trong cùng khoảng thời gian của các điểm khác nhau trên kim là như nhau.

Câu hỏi

Câu 1: Hãy tính tốc độ góc của kim giờ và kim phút của đồng hồ.

Phương pháp giải:

Mối liên hệ giữa chu kì và tốc độ góc trong chuyển động tròn đều là: \(\omega = \frac{{2\pi }}{T}\)

Trong đó:

+ T là chu kì (s)

+ \(\omega \): tốc độ góc (rad/s)

Lời giải chi tiết:

Chu kì quay của kim giờ là 12 giờ = 1 036 800 s

Chu kì quay của kim phút là 60 phút = 3600 s

Tốc độ góc của kim giờ là: \({\omega _h} = \frac{{2\pi }}{{{T_h}}} = \frac{{2\pi }}{{1036800}} \approx {6.10^{ - 6}}(rad/s)\)

Tốc độ góc của kim phút là: \({\omega _{ph\'u t}} = \frac{{2\pi }}{{{T_{ph\'u t}}}} = \frac{{2\pi }}{{3600}} \approx 1,{75.10^{ - 3}}(rad/s)\)

Câu 2: Roto trong một tổ máy thủy điện Hòa Bình quay 125 vòng mỗi phút. Hãy tính tốc độ góc của roto này theo đơn vị rad/s.

Phương pháp giải:

Mối liên hệ giữa tần số và tốc độ góc: \(\omega = 2\pi f\)

Trong đó:

+ \(\omega \): tốc độ góc (rad/s)

+ f: tần số (vòng/s hoặc Hz)

Lời giải chi tiết:

Ta có f = 125 vòng/phút = vòng/s

Tốc độ góc của roto là: \(\omega = 2\pi f = 2\pi .\frac{{25}}{{12}} \approx 13,1(rad/s)\)

Câu hỏi

Câu 1:Biết chiều dài kim phút và kim giây của một chiếc đồng hồ lần lượt là 4 cm và 5 cm. Hãy tính:

a) Tỉ số chu kì quay của hai kim.

b) Tỉ số tốc độ của đầu kim phút và đầu kim giây.

Phương pháp giải:

- Chu kì quay trong chuyển động tròn đều là: \(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\)

Trong đó:

+ T là chu kì (s)

+ \(\omega \): tốc độ góc (rad/s)

- Mối liên hệ giữa tốc độ và tốc độ góc trong chuyển động tròn đều là: \(v = \omega .r\)

Lời giải chi tiết:

a) Chu kì là khoảng thời gian để vật quay hết một vòng tròn

+ Chu kì quay của kim phút là 60 phút = 3600 giây

+ Chu kì quay của kim giây là 60 giây

b) Ta có: \(v = \omega .r = \frac{{2\pi }}{T}.r\)

\(\begin{array}{l}{v_{ph\'u t}} = \frac{{2\pi }}{{{T_{ph\'u t}}}}.{r_{ph\'u t}}\\{v_{gi\^a y}} = \frac{{2\pi }}{{{T_{gi\^a y}}}}.{r_{gi\^a y}}\end{array}\)

\( \Rightarrow \frac{{{v_{ph\'u t}}}}{{{v_{gi\^a y}}}} = \frac{{{r_{ph\'u t}}}}{{{r_{gi\^a y}}}}.\frac{{{T_{gi\^a y}}}}{{{T_{ph\'u t}}}} = \frac{4}{5}.\frac{{60}}{{3600}} = \frac{1}{{75}}\)

Câu 2:Xét một điểm nằm trên đường xích đạo trong chuyển động tự quay của Trái Đất. Biết bán kính Trái Đất tại xích đạo là 6 400 km. Hãy tính:

a) Chu kì chuyển động của điểm đó.

b) Tốc độ và tốc độ góc của điểm đó.

Phương pháp giải:

Trái Đất tự quay quanh trục của nó 1 vòng hết 24 giờ

- Chu kì quay trong chuyển động tròn đều là: \(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\)

Trong đó:

+ T là chu kì (s)

+ \(\omega \): tốc độ góc (rad/s)

- Mối liên hệ giữa tốc độ và tốc độ góc trong chuyển động tròn đều là: \(v = \omega .r\)

Lời giải chi tiết:

a) Trái Đất tự quay quanh trục của nó 1 vòng hết 24 giờ

=> Chu kì chuyển động của một điểm trong chuyển động tự quay của Trái Đất là 24 giờ.

b) Đổi 24 giờ = 2 073 600 s; 6400 km = 6,4.106 m.

Tốc độ góc của điểm đó là: \(\omega = \frac{{2\pi }}{T} = \frac{{2\pi }}{{2073600}} \approx {3.10^{ - 6}}(rad/s)\)

Tốc độ của điểm đó là:

\(v = \omega .r = {3.10^{ - 6}}.6,{4.10^6} = 19,2(m/s)\)

Câu hỏi tr 122

Câu hỏi

Câu 1: Phân biệt tốc độ và độ lớn của vận tốc trong chuyển động tròn đều.

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết trong sách giáo khoa trang 121-122

Lời giải chi tiết:

+ Vận tốc có độ lớn không đổi nhưng hướng luôn thay đổi ( vận tốc là đại lượng vecto)

+ Tốc độ có độ lớn và hướng không đổi (tốc độ là đại lượng vô hướng).

Câu 2: Nêu mối quan hệ giữa tốc độ v, chu kì T và bán kính r của một vật chuyển động tròn đều

Phương pháp giải:

- Chu kì quay trong chuyển động tròn đều là: \(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\)

Trong đó:

+ T là chu kì (s)

+ \(\omega \): tốc độ góc (rad/s)

Lời giải chi tiết:

- Mối liên hệ giữa tốc độ và tốc độ góc trong chuyển động tròn đều là: \(v = \omega .r\)

=> v tỉ lệ thuận với r.

- Ta có: \(v = \omega .r = \frac{{2\pi }}{T}.r\)

Trong chuyển động tròn đều, v tỉ lệ nghịch với T.

Câu 3: Một xe đồ chơi chạy với tốc độ không đổi 0,2 m/s trên một đường ray tròn tâm O, đường kính AB theo chiều kim đồng hồ. (Hình 31.3)

Xác định sự thay đổi vận tốc khi xe đi từ A đến B

Phương pháp giải:

Trong chuyển động tròn đều, vận tốc đều có độ lớn không đổi

Lời giải chi tiết:

Khi xe đi từ A đến B thì vận tốc của xe không đổi nhưng hướng thay đổi, vận tốc của xe là 0,2 m/s.