Trong chọn giống người ta ứng dụng di truyền liên kết để lựa chọn nhóm tính trạng di truyền cùng nhau là:
Di truyền liên kết được vận dụng để chọn những nhóm tính trạng tốt luôn di truyền với nhau
Một cá thể AB/ab khi giảm phân cho ra bao nhiêu loại giao tử nếu có liên kết gen hoàn toàn:
Ruồi giấm đực có kiểu gen AB/ab (di truyền liên kết) cho 2 loại giao tử: 2 loại: AB, ab
Moocgan đã sử dụng đối tượng nghiên cứu nào cho các thí nghiệm của mình
Moocgan đã sử dụng ruồi giấm cho các thí nghiệm của mình.
Ruồi giấm được xem là đối tượng thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền vì:
Ruồi giấm mang nhiều đặc điểm thuận lợi cho các nghiên cứu di truyền:
+ Dễ nuôi trong ống nghiệm
+ Đẻ nhiều
+ Vòng đời ngắn
+ Có nhiều biến dị dễ quan sát
+ Số lượng NST ít (2n = 8)
Moocgan theo dõi sự di truyền của hai cặp tính trạng về :
Moocgan theo dõi sự di truyền của hai cặp tính trạng về màu sắc của thân và độ dài của cánh của ruồi giấm.
Khi cho giao phối ruồi giấm thuần chủng có thân xám, cánh dài với ruồi giấm thuần chủng thân đen, cánh ngắn thì ở F1 thu được ruồi có kiểu hình:
Lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng: thân xám, cánh dài × thân đen, cánh cụt
Thu được F1: 100% thân xám, cánh dài
Để phát hiện ra hiện tượng liên kết hoàn toàn, Moocgan đã
Moocgan đã lai phân tích ruồi đực F1 mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt thu được kết quả phân li kiểu hình 1 : 1 → phát hiện ra hiện tượng liên kết hoàn toàn.
Phép lai nào sau đây được xem là phép lai phân tích ở ruồi giấm?
Ở ruồi giấm, thân đen, cánh ngắn là các tính trạng lặn
→Thân xám, cánh dài × Thân đen, cánh ngắn là phép lai phân tích
Hiện tượng mỗi gen quy định một tính trạng mà kết quả tạo nên một số tính trạng luôn di truyền cùng với nhau. Đó là hiện tượng di truyền
Hiện tượng mỗi gen quy định một tính trạng mà kết quả tạo nên một số tính trạng luôn di truyền cùng với nhau. Đó là hiện tượng di truyền liên kết gen.
Cơ sở tế bào học của sự liên kết hoàn toàn là
Cơ sở tế bào học của sự liên kết hoàn toàn là các gen trong nhóm liên kết cùng nằm trên một NST và cùng phân li với NST trong quá trình phân bào.
Hiện tượng nhiều gen cùng phân bố trên chiều dài của NST hình thành lên
Các gen phân bố dọc theo chiều dài của NST và tạo thành nhóm gen liên kết.
Điều nào sau đây không đúng với nhóm gen liên kết?
Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó
Loài ngô có bộ NST lưỡng bội: 2n=20. Loài này có bao nhiêu nhóm gen liên kết ?
Số nhóm gen liên kết bằng số NST trong bộ đơn bội của loài (n): 2n=20 → n=10
Kết quả về mặt di truyền của liên kết gen là:
Liên kết gen làm hạn chế xuất hiện biến tổ hợp.
Ruồi giấm đực có kiểu gen BV/ bv (di truyền liên kết ) cho mấy loại giao tử:
Ruồi giấm đực có kiểu gen BV/bv (di truyền liên kết) cho 2 loại giao tử: 2 loại: BV, bv
Ở ruồi giấm, thân xám trội so với thân đen, cánh dài trội so cới cánh cụt. Khi lai ruồi thân xám, cánh dài thuần chủng với ruồi thân đen, cánh cụt được F1 toàn thân xám, cánh dài. Cho con đực F1 lai với con cái thân đen, cánh cụt thu được tỉ lệ
A – thân xám trội hoàn toàn so với a – thân đen
B – cánh dài trội hoàn toàn so với b – cánh cụt
$\begin{gathered}P:\frac{{AB}}{{AB}} \times \frac{{ab}}{{ab}} \hfill \\{F_1}:\frac{{AB}}{{ab}} \hfill \\\end{gathered} $
Cho con đực F1 lai với con cái thân đen, cánh cụt
$\begin{gathered}{F_b}:\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{ab}}{{ab}} \hfill \\G:\left( {AB:ab} \right) \times ab \hfill \\\to \frac{{AB}}{{ab}}:\frac{{ab}}{{ab}} \hfill \\\end{gathered} $
→1 xám, dài : 1 đen, cụt
Khi cho các ruồi giấm F1 có thân xám, cánh dài giao phối với nhau, Mocgan thu được tỉ lệ kiểu hình ở F2 là:
A – thân xám trội hoàn toàn so với a – thân đen
B – cánh dài trội hoàn toàn so với b – cánh ngắn
$P:\frac{{AB}}{{AB}} \times \frac{{ab}}{{ab}} \to {F_1}:\frac{{AB}}{{ab}}$
Cho con đực F1 lai với con cái thân đen, cánh ngắn
$\begin{gathered}{F_1} \times {F_1}:\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}} \hfill \\G:\left( {AB:ab} \right) \times \left( {AB:ab} \right) \hfill \\{F_2}:1\frac{{AB}}{{AB}}:2\frac{{AB}}{{ab}}:1\frac{{ab}}{{ab}} \hfill \\\end{gathered} $
→ 3 xám, dài : 1 đen, ngắn.
Một giống cà chua có alen A quy định thân cao, a quy định thân thấp, B quy định quả tròn, b quy định quả bầu dục, các gen liên kết hoàn toàn. Phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình giống nhau?
$\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}$ →$1\frac{{Ab}}{{Ab}}:2\frac{{Ab}}{{aB}}:1\frac{{aB}}{{aB}}$ → (1 cao, bầu dục : 2 cao, tròn : 1 thấp, tròn)
$\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{ab}}$→$1\frac{{Ab}}{{Ab}}:1\frac{{Ab}}{{aB}}:1\frac{{Ab}}{{ab}}:1\frac{{aB}}{{ab}}$→ (2 cao, bầu dục : 1 cao, tròn : 1 thấp, tròn)
$\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}}$→$1\frac{{AB}}{{AB}}:2\frac{{AB}}{{ab}}:1\frac{{ab}}{{ab}}$→ (3 cao, tròn : 1 thấp, tròn)
$\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{Ab}}{{ab}}$→$1\frac{{AB}}{{Ab}}:1\frac{{AB}}{{ab}}:1\frac{{Ab}}{{ab}}:1\frac{{ab}}{{ab}}$→ (2 cao, tròn : 1 cao, bầu dục: 1 thấp, tròn)
Trong trường hợp các gen liên kết hoàn toàn, mỗi gen quy định một tính trạng, quan hệ giữa các tính trạng là trội lặn hoàn toàn, tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình trong phép lai: $\frac{{ABD}}{{abd}} \times \frac{{ABD}}{{abd}}$ sẽ có kết quả giống như kết quả của:
$\begin{gathered}\frac{{ABD}}{{abd}} \times \frac{{ABD}}{{abd}} \hfill \\G:\left( {ABD:abd} \right) \times \left( {ABD:abd} \right) \hfill \\F:1\frac{{ABD}}{{ABD}}:2\frac{{ABD}}{{abd}}:1\frac{{abd}}{{abd}} \hfill \\\end{gathered} $
→ tỷ lệ kiểu hình 3 : 1
Giống với kết quả của phép lai 1 cặp tính trạng