Nói bệnh mù màu, bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới có đúng không ?
Sai, bệnh máu khó đông, mù màu do gen lặn nằm trên NST giới tính X, ở nữ cũng có thể biểu hiện bệnh nhưng ít hơn ở nam vì cần ở trạng thái đồng hợp mới biểu hiện ra kiểu hình còn ở nam chỉ cần 1 alen.
Các bệnh nào sau đây di truyền liên kết với giới tính:
Bệnh mù màu đỏ và màu lục, bệnh máu khó đông di truyền liên kết với giới tính.
Bệnh Bạch tạng là do:
Bệnh Bạch tạng là do: Đột biến gen trội thành gen lặn.
Bệnh Đao là kết quả của:
Bệnh Đao là kết quả của đột biến dị bội thể
Bệnh Đao và bệnh Tơcnơ là do loại biến dị nào dưới đây gây ra?
Bệnh Đao và Tơcnơ là đột biến số lượng NST (3 NST 21 và OX)
Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến cấu trúc NST?
Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến cấu trúc NST?
Bệnh bạch tạng do một gen lặn quy định. Một cặp vợ chồng có màu da bình thường và đều có kiểu gen dị hợp thì tỉ lệ phần trăm con của họ mắc bệnh bạch tạng là:
Bố và mẹ có kiểu gen dị hợp → Bố mẹ có KG Aa
Aa × Aa → 1/4 AA : 1/2 Aa : 1/4 aa
Tỷ lệ con mắc bệnh là 25%
Một đột biến gen lặn (kí hiệu là a) quy định kiểu hình da bạch tạng (da và tóc có màu trắng, còn mắt có màu hồng). Gen trội A quy định kiểu hình da bình thường. Cặp gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Một cặp vợ chồng đều có da bình thường sinh ra một người con trai có da bạch tạng. Cặp vợ chồng này có nên sinh con nữa không? Tại sao?
Họ bình thường nhưng con trai bị bạch tạng (aa) → Cả hai vợ chồng đều mang gen gây bệnh nên có kiểu gen: Aa × Aa
Nếu họ tiếp tục sinh con: Aa × Aa →1AA:2Aa:1aa → tỷ lệ sinh con bị bệnh là 25%
Lời khuyên: Họ vẫn có thể sinh con, khả năng sinh con bình thường ở lần sinh sau là 75%
Trong một gia đình bố mẹ đều bình thường, sinh con đầu lòng bị hội chứng Đao, ở lần sinh thứ hai con của họ:
Một cặp vợ chồng bình thường, sinh con đầu lòng bị hội chứng Đao thì ở lần sinh thứ 2 có thể sinh con mắc hội chứng Đao nhưng khả năng rất thấp, hai lần sinh này là độc lập
Tính trạng nào sau đây ở người, do gen trên NST giới tính quy định?
1. Bệnh mù màu.
2. Bệnh bạch tạng.
3. Dị tật dính ngón tay số 2 và 3 bằng màng nối.
4. Bệnh máu khó đông.
5. Bênh đái đường.
Số phương án đúng là:
Bệnh mù màu, máu khó đông và dị tật dính ngón tay số 2 và 3 bằng màng nối do gen trên NST giới tính quy định.
Bệnh, tật di truyền là
Bệnh, tật di truyền là bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh do sai sót trong cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể, bộ gen hoặc sai sót trong quá trình hoạt động của gen.
Nguyên nhân có thể dẫn đến các bệnh di truyền và tật bẩm sinh ở người là do:
Nguyên nhân có thể dẫn đến các bệnh di truyền và tật bẩm sinh ở người là do các tác nhân vật lí, hoá học trong tự nhiên, ô nhiễm môi trường sống, rối loạn hoạt động trao đổi chất bên trong tế bào
Ở người, tính trạng nào sau đây di truyền có liên quan đến giới tính?
Bệnh máu khó đông di truyền có liên quan đến giới tính
Bệnh di truyền xảy ra do đột biến gen là:
Bệnh máu không đông và bệnh bạch tạng xảy ra do đột biến gen
Hội chứng Đao ở người là dạng đột biến:
Hội chứng Đao ở người là dạng đột biến dị bội xảy ra trên cặp NST thường.
Người bị hội chứng Đao có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng bằng
Người bị hội chứng Đao có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là 47 chiếc
Hậu quả xảy ra ở bệnh nhân Đao là:
Bệnh nhân Đao có cơ thể lùn, cổ rụt, lưỡi thè ra, hai mắt xa nhau, mắt một mí, ngón tay ngắn, si đần bẩm sinh, không có con
Câu dưới đây có nội dung đúng là:
Bệnh Đao có thể xảy ra ở cả nam và nữ
Bệnh Tơcnơ là một dạng bệnh:
Bệnh Tơcnơ chỉ xuất hiện ở nữ.
Bệnh Tơcnơ là một dạng đột biến làm thay đổi về:
Bệnh Tơcnơ là một dạng đột biến làm thay đổi số lượng NST theo hướng giảm đi