Thời Lê Thái Tổ, nhà vua chia cả nước thành
Dưới thời vua Lê Thái Tổ cả nước được chia làm 5 đạo do An phủ sứ đứng đầu. Dưới đạo là phủ, huyện, xã. Đến thời vua Lê Thánh Tông 5 đạo được đổi thành 13 đạo thừa tuyên
Nhà Lê sơ chia ruộng đất công làng xã cho nông dân thông qua chính sách
Nhà Lê sơ chia ruộng đất công làng xã cho nông dân thông qua chính sách quân điền. Người được nhận ruộng được phép canh tác, thu lợi trên phần ruộng đất được nhận nhưng không được bán, chuyển nhượng, thừa kế và phải nộp tô thuế cho nhà nước.
Hệ tư tưởng nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội nước ta thời Lê sơ?
Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn; Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
Chính quyền phong kiến ở Việt Nam được hoàn thiện nhất dưới thời vua nào?
Chính quyền phong kiến được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông thì hoàn chỉnh nhất do:
- Quyền lực tập trong cao độ trong tay nhà vua.
- Chính quyền chặt chẽ, với tay đến tận địa phương.
Các xưởng thủ công do nhà nước quản lý có tên gọi là gì?
Các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là Cục bách tác, sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đồng...
Tác phẩm nào sau đây là thành tựu toán học tiêu biểu thời Lê sơ?
Có hai tác phẩm tiêu biểu thuộc thành tựu toán học thời Lê sơ là: Đại thành toán pháp và Lập thành toán pháp.
Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua?
Để tập trung quyền lực vào trong tay hoàng đế, vua Lê Thánh Tông đã bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành kể cả tổng chỉ huy quân đội. Giúp việc cho vua là 6 bộ đứng đầu là các thượng thư.
Khu vực nào là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất?
Các ngành nghề thủ công truyền thống ở các làng xã phát triển như đan lát, làm nón, đúc đồng, rèn sắt, làm gốm. Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất.
Chế độ khoa cử thời Lê sơ phát triển thịnh nhất dưới triều vua nào?
Thời Lê sơ (1428-1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) giáo dục khoa cử phát triển thịnh nhất, tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên
Bộ luật được ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông có tên gọi là gì?
Thời vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới gọi là Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).
Giai cấp nào chiếm tuyệt đại bộ phận dân cư trong xã hội nước ta thời Lê sơ?
Trong xã hội nước ta thời Lê sơ, giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại bộ phân dân cư, sống chủ yếu ở nông thôn.
Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở những công trình nào?
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa)
Quân đội thời Lê sơ được phiên chế thành những bộ phận nào?
Quân đội thời Lê sơ có hai bộ phận chính là quân ở triều đình và quân ở các địa phương
Nhà Lê sơ không thực hiện giải pháp nào để khuyến khích sự phục hồi và phát triển của sản xuất nông nghiệp?
Hai mươi năm dưới ách thống trị của nhà Minh, nước ta lâm vào tình trạng xóm làng điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân cực khổ, nhiều người phải phiêu tán. Để khôi phục sản xuất, nhà Lê sơ đã:
+ Cho 25 vạn lính (trong tổng số 35 vạn) về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh. Còn lại 10 vạn lính, chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất.
+ Kêu gọi dân phiêu tán về quê làm ruộng.
+ Đặt một số chức quan chuyên lo sản xuất nông nghiệp: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ...
+ Thi hành chính sách quân điền - chia ruộng đất công làng xã cho các thành viên trong làng
+ Cấm giết trâu, bò và bắt dân đi phu trong mùa gặt, cấy.
=> Nhờ các biện pháp tích cực, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.
=> Đáp án D: Lộc điền là chính sách ban cấp ruộng đất cho quý tộc, tướng lĩnh, quan lại
Lê Thánh Tông đã có đóng góp quan trọng gì đối với văn học dân tộc ở thế kỉ XV?
Những đóng góp của Lê Thánh Tông đối với nền văn học dân tộc ở thế kỉ XV bao gồm:
- Vua Lê Thánh Tông để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ cho nền văn học nước nhà với khoảng trên 300 bài (bằng chữ Hán), Hồng Đức quốc âm thi tập (bằng chữ Nôm)..Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc.
- Ông là người sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái. Sự ra đời của Hội Tao đàn đã đánh dấu bước phát triển cao của văn chương đương thời.
Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông không mang ý nghĩa nào đối với tình hình Đại Việt?
Những thay đổi qua cuộc cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông có ý nghĩa:
- Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, quyền lực tập trung tối đa vào trong tay hoàng đế
- Tạo ra sự ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa.
=> Đưa chế độ phong kiến Việt Nam phát triển lên đỉnh cao
=> Đáp án D: Quá trình khai hoang và mở rộng lãnh thổ được thúc đẩy thông qua những chính sách cụ thể của nhà nước, tuy nhiên dưới triều Lê công cuộc khai hoang và mở rộng lãnh thổ chưa được đẩy mạnh như thế kỉ XVII – XVIII (còn gọi là quá trình “Nam tiến”).
Vì sao tầng lớp thương nhân, thợ thủ công dưới thời Lê sơ không được xã hội coi trọng?
Kinh tế nông nghiệp là kinh tế nền tảng của Đại Việt. Quan điểm dĩ nông vi bản cùng với việc đánh giá thương nhân là những người buôn bán không trung thực, làm giàu bằng cách buôn gian bán lận nên tầng lớp thương nhân và thợ thủ công không được coi trọng trong xã hội
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về cuộc đời và sự nghiệp của Ngô Sĩ Liên?
Ngô Sĩ Liên:
- Nhà sử học nổi tiếng thế kỉ XV.
- Từng được đảm nhận các chức vụ ở Hàn lâm viện, Phó đô ngự sử, Sử quán tu soạn.
- Là một trong những tác giả của bộ Đại Việt sử kí toàn thư.
Chế độ ngụ binh ư nông không mang lại hiệu quả nào cho nhà Lê?
Ngụ binh ư nông là chế độ quân sự mà vào thời bình cho về thay phiên nhau về quê làm ruộng, khi có chiến tranh thì lại được huy đông chiến đấu. Chính sách này mang lại nhiều hiệu quả như:
- Đảm bảo một lực lượng quân đội lớn sẵn sàng huy động khi cần
- Cung cấp lao động cho hoạt động sản xuất nông nghiệp
- Giảm được ngân khố quốc gia cho việc nuôi quân đội khi một lực lượng lớn đã được cho về quê sản xuất
=> Đáp án D: với ngụ binh ư nông binh lính được cho về quê sản xuất chứ không còn tại ngũ (không phải là lực lượng thường trực chuyên chiến đấu)
Vì sao nhà Lê lại chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì?
Nhà Lê được thành lập sau thắng lợi của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, trung hưng nòi giống. Sau chiến tranh, đất nước kiệt quệ, dân phiêu tán. Để đảm bảo lực lượng lao động cho sản xuất nông nghiệp, nhà Lê sơ hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì.