Nhân vật lịch sử nào được mệnh danh là Trạng Lường?
Lương Thế Vinh được dân gian gọi là Trạng Lường do năm 1463 ông đỗ trạng nguyên và nổi tiếng là thần đồng trong lĩnh vực toán học đo lường
“Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ…Kẻ nào dám đem một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di”
(Đại Việt sử kí toàn thư)
Lời căn dặn trên của vua Lê Thái Tông phản ánh điều gì?
Lời căn dặn của vua Lê Thánh Tông đã cho thấy ý thức của người đứng đầu về việc bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc. Nếu kẻ nào dám vi phạm thì sẽ bị nghiêm trị
Sự phát triển kinh tế Đại Việt thời Lê sơ không mang lại kết quả nào sau đây?
Nhờ nỗ lực của nhân dân và chính sách khuyến nông của nhà nước, cuộc sống của nhân dân được ổn định, dân số ngày càng tăng. Nhiều làng mới được thành lập. Nền độc lập dân tộc và thống nhất đát nước được củng cố. Quốc gia Đại Việt là quốc gia cường thịnh nhất ở Đông Nam Á thời bấy giờ.
=> Đáp án D: lịch sử Việt Nam chỉ phổ biến quá trình Nam tiến, không phải Bắc tiến.
Nội dung nào sau đây không thuộc chính sách giáo dục thời Lê sơ (1428 – 1527)?
Ngay sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long, mở trường học ở các lộ, mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi. Đa số dân đều được đi học, đi thi trừ những kẻ phạm tội là làm nghề ca hát.
=> Như vậy, không phải tất cả nhân dân đều được đi học đi thi.
Ý nào sau đây không phải là nội dung cơ bản được đề cập trong bộ luật Hồng Đức?
- Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới mang tên là Quốc triều hình luật (thường gọi là luật Hồng Đức).
- Nội dung chính của bộ luật là:
+ Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc.
+ Bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến.
+ Có những điều luật bảo vệ chủ quyền quốc gia.
+ Khuyến khích phát triển kinh tế.
+ Gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Bảo vệ một số quyền của phụ nữ.
=> Loại trừ đáp án: D
Nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình thủ công nghiệp thời Lê sơ?
Nhận xét về tình hình thủ công nghiệp thời Lê sơ:
- Bao gồm hai bộ phận là thủ công nghiệp nhà nước (Cục bách tác) và thủ công nghiệp địa phương
- Thủ công nghiệp thời Lê sơ mang tính chuyên môn hóa cao với sự xuất hiện của nhiều làng nghề thủ công chỉ chuyên sản xuất một mặt hàng nhất định
- Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất
=> Đáp án D: thời Lê sơ thủ công nghiệp vẫn gắn bó mật thiết và liên quan chặt chẽ đến nông nghiệp.
Văn học Đại Việt dưới thời Lê sơ không đi sâu phản ảnh nội dung nào sau đây?
Văn học Đại Việt thời Lê sơ đề cập đến những nội dung chủ yếu sau đây:
- Thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc.
- Thể hiện niềm tự hào dân tộc.
- Thể hiện khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc
=> Đáp án C: là đặc điểm của văn học Đại Việt từ thế kỉ XVI trở đi
Điểm khác biệt cơ bản giữa tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ so với thời Lý- Trần là
- Thời Lê sơ tổ chức bộ máy nhà nước đã được hoàn chỉnh và mang tính tập quyền cao độ: Lê Thánh Tống đã bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành kể cả tổng chỉ huy quân đội. Giúp việc cho vua là 6 bộ đứng đầu là các thượng thư.
- Thời Lý Trần bộ máy nhà nước vẫn còn đơn giản, sơ khai, quyền lực của nhà vua bị hạn chế khi chức tể tướng, thái úy vẫn còn tồn tại
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”
Bốn câu thơ trên nhắc đến làng nghề truyền thống nào ở Thăng Long xưa?
Trong 4 câu thơ trên có nhắc đến 1 làng nghề truyền thống ở Thăng Long xưa là phường Yên Thái chuyên làm giấy.
Vì sao Đại Việt đạt được nhiều thành tựu nổi bật về văn hóa, giáo dục ở thế kỉ XV?
- Do những chính sách, biện pháp quan tâm tích cực của Nhà nước đã khuyến khích, tạo điều kiện cho văn hóa, giáo dục phát triển.
- Nhân dân ta có truyền thống hiếu học.
- Kinh tế phát triển, đất nước thái bình tạo điều kiện cho văn học và giáo dục phát triển mạnh mẽ.
Anh (chị) có nhận xét gì về lãnh thổ Đại Việt dưới thời Lê Thánh Tông so với thời Trần?
Lãnh thổ Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông được mở rộng hơn về phía Nam so với thời Trần:
- Lãnh thổ Đại Việt sau sự kiện năm 1306 vua Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trần cho vua Chế Mân đổi lại sính lễ là hai châu Ô và Lý - tức vùng Thuận Hóa
- Năm 1471, sau khi chiếm vùng đất phía Nam Thuận Hóa cho đến đèo Cù Mông, vua Lê Thánh Tông lập thêm đơn vị hành chính thứ 13 - Đạo Thừa Tuyên Quảng Nam gồm 3 phủ: Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn (nay là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định).
Quyết định cho dựng bia Tiến sĩ dưới thời Lê sơ không mang lại tác dụng nào sau đây?
Năm 1484, nhà nước thời Lê đã quyết định dưng bia, ghi tên Tiến sĩ. Sự kiện này mang lại ý nghĩa:
- Ghi danh những người có trí thức tài giỏi đỗ đạt trong các kì thi.
- Cổ vũ, khuyến khích hoạt động học tập, thi cử trong nhân dân.
=> Đáp án D: là ý nghĩa của cả nền giáo dục dân tộc từ thế kỉ X đến XV nói chung.
Điểm tiến bộ nhất của bộ luật Hồng Đức so với các bộ luật trong lịch sử phong kiến Việt Nam là gì?
So về quy mô thì luật Hồng Đức không phải là bộ luật đồ sộ nhất nhưng nó lại là bộ luật nhân văn nhất trong lịch sử lập pháp Việt Nam thời phong kiến khi nó chiếu cố đến cả những thành phần nhỏ bé, dễ bị tổn thương trong xã hội như trẻ em, người tàn tật, phụ nữ, người già yếu…
Ví dụ:
- Trong trường hợp cưỡng ép phụ nữ kết hôn cũng bị tội, điều 320 quy định như sau: “Mãn tang chồng nhưng người vợ thủ tiết, nếu ngoài ông bà, cha mẹ, kẻ nào khác gả ép người phụ nữ đó thì bị biếm ba tư và buộc phải ly dị. Trả người đàn bà về chồng cũ…” hoặc “những nhà quyền thế mà ức hiếp để cưới con gái lương dân thì xử phạt, biếm hay đồ” (điều 338).
- Khi xảy ra tình trạng ly hôn, luật xác định tài sản của vợ chồng được hình thành từ 3 nguồn: Tài sản của chồng thừa kế từ gia đình nhà chồng; tài sản của người vợ thừa kế từ gia đình nhà vợ và tài sản do hai vợ chồng tạo dựng trong quá trình hôn nhân (tài sản chung). Khi gia đình tồn tại, tất cả tài sản được coi là của chung; khi ly hôn, tài sản của ai, người đó được nhận riêng và chia đôi tài sản chung của hai người.
- Bộ luật Hồng Đức xử rất nặng đối với những trường hợp xâm phạm thân thể, tiết hạnh của người phụ nữ, kẻ nào “hiếp dâm thì xử lưu hay chết. Phải nộp tiền tạ tội hơn một bậc đối với tiền tạ tội gian dâm thường. Nếu gây thương tích cho người đàn bà thì xử nặng hơn một bậc đánh người bị thương”.
“Hiền tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh. Khoa mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có”.
Câu nói này phản ánh nội dung gì?
Câu nói trên thể hiện chính sách coi trọng nhân tài và đào tạo quan lại qua khoa cử của nhà Lê.
- Vì hiền tài có vai trò quan trọng đối với đất nước, đất nước không có người tài thì không thể nào thịnh trị được.
- Đến thời Lê, chế độ tuyển chọn quan lại thông qua khoa cử đã trở thành hình thức chủ yếu, thể hiện sự tiến bộ mới so với các triều đại trước, mở rộng khả năng làm quan và cống hiến công sức cho đất nước đến nhiều bộ phận nhân dân, không chỉ có quý tộc và con em của quan lại.
Nguyên nhân chính nào giúp Nho giáo được nâng lên vị trí độc tôn dưới thời Lê sơ?
- Tư tưởng của Nho giáo có nội dung là: trung quân ái quốc, mọi quyền lực đều tập trung trong tay vua, vua là thiên tử là “con trời”.
- Trong khi đó, từ khi nhà Lê sơ được thành lập, đặc biệt là dưới triều vua Lê Thánh Tông, bộ máy nhà nước ngày càng được củng cố và tính tập quyền đạt đến cao độ. Đó là kết quả của việc tăng cường quyền lực hơn nửa vào trong tay nhà vua
=> Tư tưởng cho Nho giáo rất phù hợp với yêu cầu này. Chính vì thế, Nho giáo ngày càng giữ vị trí quan trọng và chiếm vị trí độc tôn.
Việc sử dụng khoa cử làm con đường chủ yếu lựa chọn quan lại tạo đã ra biến đổi gì cho nhà nước phong kiến thời Lê sơ?
Việc sử dụng khoa cử làm con đường chủ yếu lựa chọn quan lại đã tạo ra sự biến đổi căn bản của nhà nước phong kiến Lê sơ. Chuyển từ mô hình quân chủ quý tộc thời Lý - Trần (quan lại chủ yếu xuất thân từ dõng dõi tôn thất nhà vua) sang mô hình quân chủ quan liêu (quan lại xuất thân từ nhiều thành phần khác nhau trong xã hội, được tuyển chọn qua thi cử)
Ai là người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới?
Năm 1980 Nguyễn Trãi là người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Lịch sử đánh giá Nguyễn Trãi là một nhà tư tưởng lớn của dân tộc ta. Tư tưởng của ông là sản phẩm của nền văn hóa Việt Nam thời đại nhà Hậu Lê, đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Tư tưởng của Nguyễn Trãi không trình bày thành một học thuyết có hệ thống cụ thể nào mà được thể hiện rải rác qua các tác phẩm văn thơ của ông. Nét nổi bật trong tư tưởng Nguyễn Trãi là sự hòa quyện, chắt lọc giữa tư tưởng Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo kết hợp chặt chẽ với hoàn cảnh thực tiễn xã hội đương thời. Nổi bật nhất là tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với tư tưởng nhân dân, tinh thần yêu nước, tư tưởng hòa bình - một đường lối chính trị, một chính sách cứu nước và dựng nước.